Nâng cao năng lực hoạt động liên ngành TBT, đáp ứng yêu cầu hội nhập

author 16:24 26/04/2019

(VietQ.vn) - Vai trò của Mạng lưới TBT Việt Nam và Ban liên ngành TBT trở nên quan trọng hơn khi thực hiện các nghĩa vụ ngành, địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Chia sẻ tại hội nghị Ban liên ngành TBT (sáng 26/4), Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Trần Văn Tùng cho hay, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO (năm 2005), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 văn bản nhằm chuẩn bị và đáp ứng yêu cầu của hội nhập.

Cụ thể, Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Đề án TBT) đã quy định nhiệm vụ thành lập Ban liên ngành về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Ban liên ngành TBT), có chức năng tham mưu, tư vấn triển khai thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại WTO (Hiệp định TBT) tại Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị Ban liên ngành TBT 2019 

Thành lập mạng lưới các cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Mạng lưới TBT Việt Nam), có chức năng thực hiện nghĩa vụ minh bạch háo đã cam kết trong WTO.

Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới TBT từ Trung ương đến địa phương và Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành TBT.

Qua 10 năm thực hiện, bênh cạnh những thành tựu, kết quả đã được khẳng định trong Báo cáo rà soát chính sách thương mại lần thứ nhất của WTO đối với Việt Nam (2013). Một số Bộ được sát nhập, một số Bộ thay đổi về tổ chức, thay đổi tên gọi cũng như chức năng nhiệm vụ. Do đó, chức năng, nhiệm vụ của Điểm TBT trong mạng lưới TBT và thành biên Ban liên ngành TBT thuộc các Bộ cần phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Đồng thời, kết quả rà soát và đánh giá của các điểm TBT trong Mạnh lưới TBT cho thấy Điểm TBT tại địa phương được điều chỉnh theo hướng phù hợp và hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ngoài ra, vai trò của các Hiệp, Hiệp hội ( như Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam…) ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về TBT để tận dụng cơ hội bảo vệ lợi ích người sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên thời gian qua, các cơ quan, hiệp hội… này không đại diện là Thành viên trong Ban liên ngành TBT.

Thứ trưởng cho biết rằng, vấn đề thực thi các nghĩa vụ minh bạch hóa về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong WTO ngày càng bài bản, chặt chẽ và sâu rộng hơn, cam kết TBT trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia sau này.

Xét các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại và hoạt động Ban liên ngành TBT và Mạng lưới TBT Việt Nam không nên gắn với các đề án như trong 10 năm qua vì tính chất ngắn hạn, theo giai đoạn mà không gắn với trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong WTO và FTA.

Vai trò của Mạng lưới TBT Việt Nam và Ban liên ngành TBT trở nên quan trọng hơn khi thực hiện các nghĩa vụ ngành, địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

“Điều này đồng nghĩa với việc phải có văn bản pháp luật mới để điều chỉnh thống nhất hoạt động của Ban liên ngành TBT và Mạng lưới TBT Việt Nam nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính nhất quán và đồng bộ giữa cơ quan tham mưu và cơ quan thực thi Hiệp định TBT tại Việt Nam”, Thứ trưởng Tùng nhấn mạnh.

Để triển khai các quy định trong Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg, Bộ Khoa học và Công nghệ dã tiếp tục hoàn thiện hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa về TBT các cam kết cũng như chuẩn bị cho đợt rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của WTO.

Chia sẻ tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cho hay, Tổng cục TCĐLCL được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ rà soát, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mới để điều chỉnh thống nhất hoạt động của Ban liên ngành TBT và Mạng lưới TBT Việt Nam nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính nhất quán và đồng bộ giữa cơ quan tham mưu và cơ quan thực thi Hiệp định TBT tại Việt Nam. Sau khi đánh giá, Tổng cục TCĐLCL đề xuất một số giải pháp và trở thành quy định trong hệ thống văn bản quy phảm pháp luật của TBT như sau:

Đối với Ban liên ngành TBT, bổ sung quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ban liên ngành TBT để điều chính thống nhất hoạt động của cơ quan tham mưu, tư vấn và cơ quan thực thi Hiệp định TBT Việt Nam trong một văn bản nhằm đảm bảo tính pháp lý, điều kiện tài chính, tính nhất quán và đồng bộ giữa hai tổ chức này.

Ngoài việc căn cứ vào quyết định về chức năng, nhiệm vụ, thành phần đã có trong Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 và quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung về nhiệm vụ liên quan đến việc tham mưu, tư vấn, đề xuất cho Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương TBT.

 Ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát biểu tại Hội nghị

Theo đó, bổ sung thành phần của Ban là đại diện của tổ chức hiệp hội doanh nghiệp để đảm bảo việc cung cấp và xử lý thông tin đầy đủ, kịp thời hơn, phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. Bổ sung nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, đề xuất cho Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong việc đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến TBT.

Đối với Mạng lưới TBT Việt Nam, nhiệm vụ thực hiện các quy trình về TBT ở địa phương sẽ giao cho các Chi cục TCĐLCL trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở nhu cầu quản lý về TBT và nguồn lực của địa phương.

Việc không duy trì Điểm TBT tại địa phương sẽ không hình thành các tổ chức riêng biệt và tạo ra sự linh hoạt trong sắp xếp, tổ chức, tránh rập khuân hình thức, lãnh phí nguồn lực không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo việc trao đổi, xử lý và cung cấp thông tin giữa địa phương với trung ương trong quá trình hội nhập kinh tế.

Bên cạnh đó, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Mạng lưới TBT. Cụ thể, bổ sung một số quy định liên quan đến trách nhiệm phối hợp với các Bộ, địa phương trong việc xử lý, cung cấp thông tin về TBT và vận hành Cổng thông tin TBT Việt Nam.

Bổ sung hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp lý và thông tin kỹ thuật thông qua các tin cảnh báo cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cân bằng giữa nghĩa vụ và lợi ích trong thực thi Hiệp định TBT và chương trình TBT trong các FTA.

Bổ sung nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp các Chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế liên quan đến TBT; đề xuất, kiến nghị và đăng ký thành viên thm dự các chương trình, hội nghị…

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh cho biết, sau khi các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TBT được cập nhật, hoàn thiện thông qua việc ban hành Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/11/2017 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Và Thông tư số 26/2018/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 29/11/2018 quy định hoạt động phối hợp trong Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật thương mại, Tổng cục tiếp tục hoàn thiện dự thảo trình lãnh đạo.

 Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang