Ngang nhiên bán mỹ phẩm, nấm linh chi hiệu Korea không rõ nguồn gốc trên facebook

author 11:04 20/04/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa ngăn chặn kịp thời một facebook cá nhân bán hàng hóa là mỹ phẩm, dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, trong công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng sử dụng các trang mạng facebook, zalo... để buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, Đội QLTT số 4, đã kiểm tra đột xuất đối với cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm MY GOLD tại thôn Pha Lác, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc. Ảnh: Đội QLTT số 4 

Qua đấu tranh, lực lượng chức năng xác định, bà Nguyễn Mai Tuyết làm chủ tài khoản trên, đồng thời bà Tuyết đang sử dụng trang facebook cá nhân của mình có tên “Bình minh màu nắng“ rao bán các mặt hàng mỹ phẩm, dược liệu do nước ngoài sản xuất.

Trong quá trình kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng đã phát hiện cửa hàng đang bày bán 4 loại hàng hóa là mỹ phẩm, dược liệu sản xuất ngoài Việt Nam, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: 16 bộ mỹ phẩm (06 chi tiết) nhãn hiệu O HUI OPTRAN; 4 lọ kem dưỡng da nhãn hiệu Mygald 50ml/lọ; 3kg nấm linh chi Korea; 2kg hạt kỳ tử.

Sau khi xác minh rõ số hàng hóa trên đều có dấu hiệu vi phạm, Đội QLTT số 4 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tạm giữ máy phun sương, bộ đánh trứng không rõ nguồn gốc(VietQ.vn) - Đội Quản lý thị trường số 2 tỉnh Lạng Sơn vừa tạm giữ phương tiện vận chuyển nhiều hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam trị giá 15,150 triệu đồng.

Liên quan tới tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc trên các tài khoản facebook, trên mạng xã hội, zalo...Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, đây đang là vấn đề nhức nhối, khó kiểm soát.

Việc buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như: may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện thoại di động, đường, rượu, bia, nước giải khát, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh... Thay vì chuyên chở bằng các xe trọng tải lớn như trước, nay hàng giả, nhái được vận chuyển bằng xe khách, ô tô du lịch để đưa vào tiêu thụ sâu trong nội địa ngày càng phổ biến.

Đặc biệt, thủ đoạn sản xuất, làm hàng giả cũng tinh vi hơn. Các mặt hàng như rượu, xi măng, phân bón… được làm từ nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, giá thành thấp, pha trộn với hàng thật, gắn nhãn mác thật của các DN đã đăng ký nhãn hiệu hoặc có những thương hiệu nổi tiếng để bán với giá như hàng thật, hàng có thương hiệu.

Còn theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam ngày càng tăng. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng mô hình kinh doanh này để đưa hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ vào bán. Đặc biệt, có rất nhiều website, mạng xã hội, tổ chức tài chính nước ngoài... đang chiếm lĩnh thị trường bán hàng online của Việt Nam nhưng chưa được kiểm soát đầy đủ.

Do đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, trong thời gian tới cần phải thường xuyên kiểm tra, ra soát kỹ lưỡng và xử lý nghiêm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang