Quả Kiwi có thể hỗ trợ giảm cholesterol 'xấu' trong máu và nhiều lợi ích khác
Liên tiếp xử lý doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Nghiên cứu mới phát hiện hợp chất trong măng cụt có thể giúp hỗ trợ kiểm soát tiểu đường
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng hai dự án luật Chính phủ giao
Những tác dụng tuyệt vời của quả Kiwi
Theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ), dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, trong 100 gram Kiwi tươi chứa khoảng 64 calo, 14 gram carbohydrate, 3 gram chất xơ, 1 gram protein và chứa đến 0,5 gram chất béo. Một trong những dưỡng chất nổi bật của kiwi là vitamin C. Trong 100 gram kiwi sẽ cung cấp khoảng 83% nhu cầu vitamin C trong ngày.
Ngoài ra, thịt Kiwi cũng giàu vitamin E, K và các loại khoáng chất như đồng, folate, magiê và kali. Không những vậy, Kiwi cũng là lựa chọn rất tốt cho những người muốn ăn kiêng nhờ tác dụng hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong máu. Lợi ích này đến từ một số dưỡng chất trong Kiwi, đặc biệt là hàm lượng chất polyphenol. Không những vậy, polyphenol cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Một số dưỡng chất trong Kiwi sẽ tác động đến mức lipoprotein mật độ cao (HDL), hay còn gọi là cholesterol "tốt", và triglyceride, một loại lipid đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể cần triglyceride nhưng nếu nồng độ quá cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.
Quả Kiwi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa
Trong một nghiên cứu công bố trên chuyên san British Journal of Nutrition (Mỹ), các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 85 người đàn ông có mức cholesterol "xấu" cao. Họ được yêu cầu hãy ăn 2 trái Kiwi/ngày, liên tục trong 4 tuần.
Khi thí nghiệm kết thúc, nhóm khoa học phát hiện mức cholesterol "tốt" trong cơ thể những người tham gia đã tăng đáng kể. Trong khi đó, triglyceride lại giảm và đây là tín hiệu tích cực với sức khỏe.
Các chuyên gia cho biết mức cholesterol tốt ở mức thấp và triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, trái Kiwi không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Rutgers (Mỹ), những lợi ích của trái Kiwi không chỉ là thành phần dinh dưỡng ấn tượng của nó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tiêu thụ Kiwi hàng ngày có thể giúp sản xuất các vi chất dinh dưỡng bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương DNA và hỗ trợ ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, miệng, họng, dạ dày, ruột kết và thực quản.
Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 110.000 đàn ông và phụ nữ báo cáo rằng tiêu thụ ba phần trái cây trở lên mỗi ngày có thể giảm 36% nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Chỉ cần ba lát Kiwi mỗi ngày là có thể giúp một người đạt được mục tiêu chống thoái hóa điểm vàng.
Cách chọn và bảo quản quả Kiwi chuẩn nhất
Để phát huy hết tác dụng của loại quả này, cần biết cách lựa chọn, bảo quản và cách ăn quả Kiwi sao cho chuẩn. Theo đó khi chọn quả Kiwi nên lấy những quả chắc tay, không có vết mềm hoặc vết thâm. Quả Kiwi cũng nên có mùi ngọt ngào. Nếu quả quá mềm hoặc có mùi chua thì có thể quả đã chín quá. Kích thước không nói lên chất lượng, vì vậy nên bỏ qua những quả nhỏ hơn nếu chúng đạt các tiêu chí tươi ngon.
Nếu quả Kiwi chưa chín nên để ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Khi quả chín, bảo quản trong tủ lạnh tối đa 9 ngày. Kiwi ngon hơn khi ăn lạnh và bảo quản trong tủ lạnh sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của nó.
Kiwi là một loại siêu thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được những người đam mê sức khỏe ưa chuộng, nhưng nó không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người.
Những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật nên tránh ăn quả kiwi do hàm lượng oxalate có trong quả. Bên cạnh đó, oxalate còn gây hạn chế sự hấp thu canxi vào cơ thể, mặc dù ảnh hưởng này là không đáng kể. Trong quả Kiwi có chứa các chất mủ được gọi là có liên quan đến hội chứng dị ứng mủ trái cây nên những người có cơ địa dị ứng mủ không nên ăn kiwi để tránh bị cảm giác ngứa miệng, sưng môi, đỏ da có thể xuất hiện.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm trái cây tươi
Cắn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm); QCVN 8-3:2012/BYT đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm thì các chỉ tiêu kiểm nghiệm trái cây tươi phải đảm bảo về:
Chỉ tiêu cảm quan: Có thể đánh giá ngay chất lượng trái cây tươi thông qua một vài yếu tố cảm quan như mùi vị, cấu trúc, màu sắc… Do đó các chỉ tiêu cảm quan đối với trái cây tươi là rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua. Các chỉ tiêu cảm quan thông thường sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng các giác quan của con người.
Chỉ tiêu hoá lý: Kiểm nghiện hoá lý thực phẩm nhằm xác định chính xác phẩm chất và chất lượng thực phẩm cần phân tích.
Chỉ tiêu vi sinh: Việc kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trong trái cây tươi nhằm đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cho người tiêu dùng an tâm với sự lựa chọn của mình.
Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: Coliform, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Salmonella, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc… Do đó tuỳ vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu vi sinh cho phù hợp.
Chỉ tiêu kim loại nặng: Theo QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Các kim loại nặng như chì, kẽm, thuỷ ngân… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ.
Các chỉ tiêu khác: Các chỉ tiêu khác như hàm lượng hoá chất không mong muốn (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản chống mốc…)
Vân Thảo (T/h)