Nguy kịch khi sử dụng paracetamol hạ sốt quá liều
Thu hồi hạt óc chó của Công ty Stutz do nhiễm khuẩn Listeria có thể gây ngộc độc cho người dùng
Cảnh giác chiêu thức lừa đảo đặt vé máy bay, thuê khách sạn, homestay, ký túc xá chiếm đoạt tiền
Bộ Tài chính cảnh báo website giả mạo
Cụ thể, đại diện Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt lả, đau đầu, chóng mặt. Qua khai thác tiền sử, cô gái bị Covid-19, lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt. Khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500 mg từ tay chị, bé đã hòa tất cả thuốc vào cốc nước và đưa chị uống.
Sau 8 giờ uống, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng và được gia đình đưa đến viện. Các bác sĩ chẩn đoán ngộ độc paracetamol, do vượt quá thời gian nên việc rửa dạ dày không còn tác dụng. Ê kíp dùng thuốc giải độc và thải trừ paracetamol, theo dõi sát các triệu chứng. May mắn sau hai ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Theo ThS.BS Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), paracetamol có tên khác Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều trong cộng đồng, loại thuốc này thường có tại các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy gan, suy thận, rối loạn chức năng đông máu, nặng hơn có thể gây suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong.
Ảnh minh họa
Hiện thuốc này thuộc danh mục không kê đơn nên người dân có thể dễ dàng mua thuốc tại bất kỳ cửa hàng nào. Theo khuyến cáo, liều paracetamol đường uống ở người lớn trung bình 0,5-1 g/ lần, 4-6 giờ/ lần, tối đa 4 g/ ngày. Liều gây ngộ độc là 150 mg/kg.
Nhóm nguy cơ cao bị ngộ độc là những người chán ăn, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, uống cùng rượu và một số thuốc an thần, thuốc điều trị lao. Nếu dùng thuốc quá liều trong thời gian dài hoặc dùng thuốc với liều rất cao trong một hoặc vài lần có thể dẫn đến ngộ độc, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo nếu cần dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Ngộ độc paracetamol thường diễn ra qua bốn giai đoạn, kéo dài 10-14 ngày. Nếu người bệnh sống sót sau khoảng 30 ngày, tổ chức gan sẽ hồi phục. Một số trường hợp ngộ độc nặng cần thời gian hồi phục lâu hơn.
Để dự phòng ngộ độc paracetamol, người dân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ; không dùng kết hợp các loại thuốc có cùng thành phần paracetamol. Các loại thuốc cần để xa tầm tay trẻ em và không nhờ trẻ pha, tránh sử dụng nhầm loại hoặc liều dùng, gây nguy hiểm.
Khánh Mai (t/h)