Nhiều doanh nghiệp đạt hiệu quả nhờ tích hợp ISO 9001: 2015 và TPM

author 06:05 11/05/2020

(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn cách nâng cao năng suất sản xuất và kinh doanh bằng cách tích hợp bảo trì năng suất toàn diện (TPM) và ISO 9001:2015. Tuy nhiên, để áp dụng giải pháp này, đòi hỏi DN phải có nền tảng quản trị vững chắc.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Năng suất Việt Nam (VNPI), mới chỉ có số ít DN áp dụng tích hợp thành công TPM và ISO 9001. Điển hình, Công ty THACO Interior đã tiến hành tập trung thiết lập, vận hành bảo trì tự quản AM (Autonomous Maintenance) đối với các máy quan trọng được chọn làm thí điểm (máy ép phun nhựa 250 tấn), sau đó sẽ nhân rộng mô hình AM cho các máy khác (chuyền chân không nhựa và chuyền màng phức hợp) để sản xuất linh kiện nhựa. Sau 7 tháng triển khai, việc áp dụng TPM đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các hệ thống quản lý hiện có trên cơ sở tích hợp tối đa về hệ thống tài liệu và quá trình vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống. Cụ thể, chỉ số OEE (hiệu suất thiết bị tổng thể) của máy làm thí điểm đã tăng từ mức 43% lên 75%. Điều này có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty thông qua giảm tổn thất dừng máy, tốc độ, chất lượng.

 Để nâng cao hiệu quả sản xuất Công ty NTP đã lựa chọn phương pháp tích hợp TPM và ISO 9001:2015

Tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), nhờ tích hợp các công cụ cải tiến năng suất (5S, TPM) với ISO 9001, năng suất lao động của công ty được nâng cao; phương tiện, máy móc, thiết bị đạt hiệu suất trên 90%. Đặc biệt, sự tích hợp TPM với ISO 9001 là yếu tố then chốt giúp NTP nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. 5S được NTP thực hiện từ năm 2013 bắt đầu từ một nhà máy. Sau khi thấy hiệu quả, NTP đã mở rộng ra tất cả các nhà máy, văn phòng của công ty trên toàn quốc.

Từ thành công của 5S, NTP tiếp tục triển khai TPM cho các nhà máy sản xuất và tích hợp với ISO 9001, ISO 14000, ISO 50001 cùng các công cụ cải tiến 5S, TPM, LSS, Lean SixSigma. Kết quả đạt được sau 6 tháng triển khai, chỉ số OEE của thiết bị đều đạt trên 50%, thời gian sản xuất giảm từ 132,3 giây/sản phẩm xuống còn 102,92 giây/sản phẩm, năng suất lao động từ 24,7 sản phẩm/người/giờ tăng lên 31,3 sản hẩm/người/giờ, giảm chi phí sản xuất từ 66.006,3 đồng/sản phẩm xuống còn 1.130,1 đồng/sản phẩm, giúp tiết kiệm hơn 1,14 tỷ đồng và giảm 3 công đoạn sản xuất.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Ngọc - Trường Đại học Thương mại, để có thể thực hiện tốt TPM, 5S được coi là hoạt động nền móng. DN thực hiện tốt 5S có thể nhận diện vấn đề và thực hiện cải tiến trong TPM. Phương pháp tích hợp được xây dựng dựa trên nguyên tắc vòng tròn PDCA, cùng với các trụ cột của TPM và điều khoản theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Do vậy, để thực hiện phương pháp tích hợp trên, trước hết, DN phải có quá trình xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, áp dụng công cụ cải tiến năng suất 5S và tiến đến là TPM. Những công cụ này đã góp phần tạo nên nền tảng quản trị vững chắc cho DN.

Thông qua kết quả của một số mô hình trên, các DN cho rằng, để triển khai thành công, sự tham gia của tất cả ban lãnh đạo cùng nhân viên trong DN là yếu tố nền tảng vững chắc, đảm bảo tích hợp thành công.

Bảo Linh

Than Uông Bí: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ áp dụng Kaizen(VietQ.vn) - Nhờ áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và phương pháp kaizen, những năm qua, Than Uông Bí đã góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang