'Nhờ khoa học công nghệ, con cháu đời sau sẽ được hưởng lợi'

author 10:28 15/05/2019

(VietQ.vn) - Đây là nhận định của ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO tại Hội nghị "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - một trụ cột cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam" sáng 15/5.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Khoa học công nghệ có tiềm năng lớn ở Việt Nam

Tại Hội nghị "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - một trụ cột cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam" (15/5), ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO có những chia sẻ tổng quan về mức độ phát triển khoa học công nghệ của Australia và các chính sách để đưa xứ sở chuột túi thành đất nước công nghệ.

Theo ông Hajkowic, để phát triển công nghệ, Australia đã thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo về số Data61 với 1.000 nhân viên, 80 đối tác chính phủ, 120 đối tác phi chính phủ... Trong quá trình hoạt động, trung tâm này đã tạo ra hơn 200 dự án liên quan đến công nghệ, 170 bằng sáng chế. Mục tiêu của Data61 là sử dụng khoa học và công nghệ cao để giải quyết các thách thức số, phát triển kinh tế đất nước của Australia. Ông cho rằng, nhờ khoa học công nghệ, con cháu đời sau sẽ được hưởng lợi.

 Toàn cảnh Hội nghị "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - một trụ cột cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam" (15/5)

Data61 cũng tiến hành phân tích tầm nhìn chiến lược, xem xét sự tác động của công nghệ đến Việt Nam, phân tích sự thành công của nước nước phát triển đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác để giảm thiểu rủi ro.

Ông Stefan Hajkowicz nhận định, công nghệ số đem lại cơ hội song cũng tạo ra không ít thách thức. Sự chuyển hướng phát triển của ngành kinh tế số, dự kiến đóng góp từ 10 đến 20 triệu tỷ USD cho kinh tế toàn cầu đến năm 2025.

Công nghệ số cũng giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra tài sản, thúc đẩy tăng trưởng Australia. Ông lấy ví dụ về việc lắp đặt 2.400 cảm biến cho cầu Habour ở Sydney. Cùng với các chương trình học máy và phân tích dự báo, hệ thống có thể dự báo chính xác thời gian và vị trí trước khi sự cố xảy ra. Hệ thống giúp cây cầu trở nên an toàn hơn và cũng tiết kiệm chi phí.

Ông Stefan Hajkowicz - Nhà khoa học cao cấp CSIRO

Nhà khoa học cao cấp CSIRO đánh giá cao vai trò của khoa học công nghệ. Ông khẳng định rằng, ngành này có nhiều tiềm năng to lớn và Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu để phát triển trong thời gian tới. Ngoài ra, Australia còn phát triển công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo và học máy. Đây là những công nghệ đột phá nhằm đẩy mạnh khoa học công nghệ.

Cũng chia sẻ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam, bà Sarah Pearson - đại diện Liên minh Sáng tạo và Phát triển Quốc tế (IDIA) cho rằng Việt Nam đã có những thành công nhất định trong đổi mới sáng tạo. Đây là những công cụ hữu ích hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam trong 40 năm qua. 

Việt Nam có tham vọng, tầm nhìn về đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số

Bà Sarah Pearson - đại diện Liên minh Sáng tạo và Phát triển Quốc tế (IDIA)

Qua quá trình gặp gỡ, trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, bà bày tỏ sự ấn tượng với tham vọng, tầm nhìn và những ý tưởng sáng tạo của người Việt trong kỷ nguyên công nghệ số. Theo bà, điều quan trọng cho Việt Nam là phát triển công nghệ trong nền tảng khoa học.

Theo bà, IDIA thành lập từ năm 2015 là tập hợp lãnh đạo của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm hợp tác, học hỏi lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, bao gồm hỗ trợ đổi mới sáng tạo. IDIA chia sẻ với nhiều quốc gia, tham gia nhiều sự kiện các nước G7 đưa đổi mới sáng tạo vào lộ trình phát triển và có nhiều tác động đến các nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em... Đơn vị này cũng quan tâm đến công nghệ đổi mới sáng tạo đối các startup nhằm hỗ trợ các tổ chức này.

Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang