Những khó khăn của doanh nghiệp xã hội

author 14:53 15/12/2012

(VietQ.vn) - Khung khổ pháp lý cho loại hình tổ chức xã hội ở Việt Nam còn nhiều quy định chồng chéo. Đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp tương đối đơn giản, nhưng kéo theo đó là vấn đề DNXH phải làm sao để thống nhất và đáp ứng quyền lợi cho các nhà đầu tư khác nhau tham gia DNXH với các mục tiêu đa dạng.

Mới đây, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng Đồng (CISP) cùng các đối tác tổ chức Lễ công bố và Giao lưu Doanh nghiệp Xã hội 2012. Trong đó, 8 mô hình Doanh nghiệp Xã hội (DNXH) được lựa chọn tham gia chương trình Ươm tạo Doanh nghiệp do CISP và các đối tác triển khai. 

Hỗ trợ tài chính, kinh doanh cho DNXH 

8 doanh nghiệp này sẽ được nhận gói hỗ trợ tư vấn xây dựng kế hoạch kinh doanh từ tháng 9 - 11/2012 với các hoạt động đào tạo, tư vấn...Trong năm 2012, chương trình đã nhận được 85 hồ sơ đăng kí của các tổ chức, doanh nghiệp xã hội đến từ 24 tỉnh thành trên cả nước. 
 
Căn cứ trên việc bảo vệ thành công kế hoạch kinh doanh trước hội đồng đầu tư, từ 3 đến 5 DNXH sẽ được lựa chọn để nhận gói hỗ trợ toàn diện từ Chương trình Ươm tạo DNXH 2012 bao gồm vốn hạt giống tương đương 10.000 USD và các phương thức hỗ trợ truyền thông, kết nối mạng lưới trong vòng 12 tháng tiếp theo. 
 
 Đại diện của 8 DNXh nhận hỗ trợ của CISP
Đại diện của 8 DNXH nhận hỗ trợ của CISP
 
 Các mô hình DNXH tham gia năm nay đa dạng và cho thấy sự phát triển của DNXH tiên phong trong lĩnh vực như HIV-AIDS, đồng giới, giao thông... Với tôn chỉ kinh doanh là để đóng góp cho cộng đồng, DHXH đã tạo ra nhiều thay đổi lớn lao cho cuộc sống của những người nghèo, người khuất tật, trẻ mồ côi…
 
Nhiều mô hình DHXH có lợi nhuận tốt như công ty Sản phẩm sạch Oxi do anh Phạm Văn Tuân, anh Đặng Hồng Thái sáng lập. Oxi chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm than tổ ong khử độc nhãn hiệu Than sạch Oxi góp phần bảo vệ sức khoẻ công đồng, bảo vệ môi trường. Theo kế hoạch đến năm 2015, Công ty sẽ đã tạo việc làm ổn định cho 5 nhóm lao động đối tượng xã hội. 
 
Nhận thấy cơ hội giúp các hộ dân tộc nghèo miền núi thoát nghèo nhờ phát triển sinh kế mới từ chăn nuôi, DNXH Tre Xứ Thanh đã đầu tư sản xuất các giống thuỷ cầm, gia cầm chất lượng để cung cấp cho đồng bào thiểu số phía Tây Thanh Hoá. Ngoài ra, DN cũng tư vấn kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm và liên kết ươm mầm cho các doanh nghiệp vi mô trong lĩnh vực nông nghiệp tại những thôn bản vùng sâu có tỉ lệ nghèo cao.
 
DNXh G- link Việt Nam cũng đã được thành lập trên cơ sở giúo đỡ những người đồng tính nam, người chuyển giới hoà nhập cộng đồng, tránh bị xã hội kì thị, phân biệt đối xử. Theo thống kê, tại Tp HCM có khoảng 10.000 người đồng tính năm, phần lớn họ không có việc làm ổn định bị đẩy vào những tệ nạn xã hội như mại dâm, móc túi, cho vay nặng lãi… Do đó, các thành viên của G – link Việt nam đã đầu tyư mở nhà hàng sử dụng lao động chính là nhóm đối tượng này với mục tiêu tạp công ăn việc làm và đào tạo nghề cho họ. Những hoạt động đầy ý nghĩa của G- link đã giúp cho cộng đồng và xã hội có những cái nhìn đúng đắn và thân thiện hơn với những người đồng tính. 
 
Khó khăn vẫn còn trước mắt 
 
Tuy nhiên từ những ý tưởng đẹp đến thực tế triển khai vẫn là chặng đường dài, đầy những thách thức cho DNXH. Tham gia sự kiện giao lưu này, không ít các giám đốc của các DNXH bày tỏ mối quan ngại do mô hình này đứng ở giữa ranh giới giữa doanh nghiệp và tổ chức từ thiện.
 
Do đó, những người đứng mũi chịu sào vừa phải tính toán cân đối mọi khoản thu chi đầu ra, đầu vào nhằm đảm bảo doanh thu, vừa phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tham gia kinh doanh, sinh hoạt và làm việc giống như các tổ chức từ thiện xã hội khác. 
 
Một trong những khó khăn rõ nhất hiện nay đối với các DNXH là khó khăn liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Trước hết, khung khổ pháp lý cho loại hình tổ chức xã hội ở Việt Nam còn nhiều quy định chồng chéo gây. Còn đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp thì tương đối đơn giản, nhưng kéo theo đó là vấn đề DNXH phải làm sao để thống nhất và đáp ứng quyền lợi cho các nhà đầu tư khác nhau tham gia DNXH với các mục tiêu đa dạng. 
 
Trong khi đó, một số doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình tổ chức hỗn hợp, nghĩa là kết hợp giữa mô hình tổ chức phi chính phủ (NGO) và doanh nghiệp với mong muốn tối ưu hóa những thuận lợi và lợi ích của mỗi mô hình tổ chức. Tuy nhiên, việc không có quy định rõ ràng về quan hệ sở hữu và điều hành giữa hai mô hình không cho phép các DNXH có thể đăng ký thành một mô hình tổ chức hỗn hợp.
 
Sau khi được thành lập, các DNXH còn gặp khó khăn trong vận hành phát triển DNXH. Bản thân các DNXH rất lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc vận hành một mô hình kết hợp giữa các mục tiêu xã hội vào hoạt động kinh doanh trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Điều này thể hiện rõ nhất ở các vấn đề liên quan tài chính: quy định nhận viện trợ, tài trợ, các chính sách quy định về thuế và quản lý tài chính… 
 
Hiện nay, Nhà nước không có quy định nào hạn chế việc các doanh nghiệp nhận các khoản tài trợ, viện trợ không hoàn lại nhưng những quy định của Nhà nước lại chỉ cho phép doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng khoản tài trợ để thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học… được Nhà nước cho phép. Điều này hạn chế tính linh hoạt và chủ động của doanh nghiệp khi sử dụng khoản viện trợ này để hợp tác với các cơ sở ngoài công lập hoặc tự thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng
 
Do đó, các DNXH là các tổ chức NGO còn lúng túng trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính nội bộ và báo cáo, đồng thời không ít tổ chức bị xử phạt hành chính do nộp thiếu thuế vì không biết, không hiểu và cũng không có hướng dẫn rõ ràng, nhất quán từ các cơ quan hữu quan. 
 
Huỳnh Hiểu Minh
 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang