Những kiểu giày cao gót ảnh hưởng tới chân và cấu trúc xương

author 11:29 02/11/2022

(VietQ.vn) - Giày cao gót là sản phẩm chị em phụ nữ nào cũng muốn sở hữu ít nhất một đôi. Tuy nhiên có rất nhiều kiểu giày cao gót gây hại cho chân và cấu trúc xương.

Tác hại khi đi giày cao gót quá nhiều

Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái nữ. Loại giày này có thể đem lại cho các cô gái bước đi duyên dáng, tự tin và quyến rũ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thường xuyên đi giày cao gót có nguy cơ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cơ xương khớp, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Nhiều chị em mang giày cao gót gặp tình trạng mụn nước, sưng tấy, viêm bao hoạt dịch và đau ở gân achilles, gân lớn nhất cơ thể kéo dài từ bắp chân tới xương gót. Bên cạnh đó, chúng còn khiến xương bàn chân, ngón chân, gót chân bị đau, tổn thương, lâu dài có thể dẫn tới viêm và thành tật ở chân, rất nguy hiểm.

Giày cao gót khiến bàn chân của người mang gập lại và tạo thành tư thế dốc xuống. Điều này làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp và nghiêng về phía trước để giữ thăng bằng. Khi đó, nửa thân trên sẽ cần ngả ra phía sau làm đối trọng, hình thành tư thế cứng đờ, không tự nhiên.

 Giày cao gót không đúng size là thủ phạm khiến đôi chân bị tổn thương. Ảnh minh họa

Việc di chuyển với tư thế này không chỉ tạo thêm áp lực cho bàn chân mà còn hình thành gánh nặng cho cả đầu gối, cơ bắp chân, hông và lưng. Duy trì tư thế mất cân đối như vậy lâu ngày có thể gây tổn thương những bộ phận này.

Ngoài ra, gót giày càng cao, càng nhọn, tư thế đứng cũng như dáng đi của người mang càng bị biến dạng, kể cả khi bạn có kinh nghiệm đi loại giày này.

Việc giữ thăng bằng khi mang giày cao gót chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì luôn trong tư thế nhón chân. Về cơ bản, gót chân đảm nhiệm vai trò chống đỡ một nửa trọng lượng cơ thể khi đứng, góp phần hỗ trợ giữ thăng bằng đáng kể.

Tuy nhiên, khi đứng với tư thế kiễng chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết về mũi chân. Điều này làm tăng nguy cơ trật mắt cá và té ngã. Bên cạnh đó, di chuyển với tư thế nhón chân do đi giày cao gót trong thời gian dài còn dễ gây tổn thương cho xương bàn chân cũng như các mô liên kết tại bộ phận này. Các vấn đề thường xảy ra nhất là căng cơ bàn chân và bong gân mắt cá chân.

Người hay đi giày cao gót dễ bị cong cột sống và đau lưng hơn những người khác. Đường cong sinh lý đóng vai trò như một bộ giảm xóc, giúp phân tán bớt áp lực tác động lên các đốt sống và xương chậu. Duy trì tư thế xấu trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây thay đổi đường cong sinh lý phổ biến nhất. Cụ thể hơn, tư thế bất thường nhằm giữ thăng bằng khi mang giày cao gót có thể:

Theo thống kê, phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp gối hơn so với nam giới. Một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro viêm xương khớp đầu gối ở phụ nữ đến từ tác hại của giày cao gót. Xương ống chân có xu hướng xoay vào trong để giữ thăng bằng khi bạn đang mang giày cao gót. Nếu diễn ra thường xuyên, tình trạng trên có khả năng tác động nghiêm trọng đến phần sụn trong khớp gối, lâu ngày phát triển thành viêm xương khớp.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người bị thoái hóa khớp gối nên chú ý chọn mang giày, dép an toàn hơn thay vì đi giày cao gót nhằm tránh tạo thêm áp lực góp phần đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp đầu gối.

Giày cao gót, đặc biệt là những đôi bít mũi, có thể làm gia tăng sức ép lên các ngón chân và khiến chúng kết lại với nhau trong khoảng không gian nhỏ hẹp. Theo thời gian, tình trạng này không chỉ gây đau mà còn khiến các ngón chân bị chai cứng, biến dạng (cong quá mức hoặc khoằm xuống). Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần được can thiệp bằng phẫu thuật.

Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giày cao gót với thiết kế khác nhau. Vậy đâu là những loại giày cao gót dễ gây tác hại nhiều nhất cho chị em phụ nữ?

Giày có gót quá cao

Giày cao gót đưa gót chân treo cao hơn mũi chân, gây áp lực lên các khớp bàn chân. Quá nhiều áp lực có thể làm viêm các xương hoặc các dây thần kinh xung quanh. Hơn nữa, giày cao gót quá cao có thể dẫn tới tình trạng bong gân mắt cá chân. Trường hợp phổ biến nhất là bong gân một bên, xảy ra khi chân bị trật ra khỏi giày, tình trạng nặng có thể làm rách dây chằng.

Giày gót nhọn

Kiểu giày này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì trọng lượng dồn vào một khu vực đế giày rất mỏng, khiến người mang không được thoải mái, loạng choạng như đang đi cà kheo. Nhiều khả năng có thể gây trượt chân ngã và bong gân mắt cá chân.

Ngoài ra, mang một đôi giày cao gót mỏng manh, không có sự hỗ trợ của vòm chân tốt có thể làm căng quá mức, rách hoặc gây viêm bao gân chân. Tình trạng này kéo dài có thể gây đau gót chân dữ dội và việc để bàn chân nghỉ ngơi chỉ giúp giảm đau tạm thời.

Giày mũi nhọn

Khi mang những đôi giày này, toàn bộ mũi bàn chân trong tình trạng co lại sát nhau. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra đau dây thần kinh, mụn nước, phồng rộp ở ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái. Một số người thậm chí còn bị bầm tím dưới móng chân do phải chịu áp lực liên tục. Bàn chân cũng có thể bị biến dạng, uốn cong bất thường khi mang kiểu giày này.

Giày cao gót không đúng size

Thống kê chung cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có 9 người đi giày quá nhỏ. Hậu quả là hình thành nên các vết chai, vết phồng rộp, mụn nước ở gót chân. Hơn nữa, việc cọ xát liên tục có thể gây kích ứng các khớp ở bàn chân và dẫn đến viêm gan bàn chân.

Giày cao gót đẩy quá nhiều trọng lượng cơ thể về phía các ngón chân rồi ép chúng vào nhau. Một đôi giày không đúng kích cỡ khiến bàn chân không được thoải mái, về lâu dài có thể gây ra các vấn đề về ngón chân, hoặc nguy cơ trật khớp, bong gân.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12337:2018 ISO/TR 16178:2012- Giày dép- Các chất có hại tiềm ẩn trong giày dép và các chi tiết của giày dép 

Tiêu chuẩn này qui định danh mục các hóa chất có hại tiềm ẩn trong giầy dép và các chi tiết của giầy dép.

Tiêu chuẩn này mô tả các hóa chất có hại, rủi ro tiềm ẩn của các hóa chất này, các vật liệu được cho là có hóa chất và (các) phương pháp định lượng hóa chất. Tiêu chuẩn này không qui định các yêu cầu; trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn là đưa ra mức độ chấp nhận, ví dụ: sử dụng nồng độ xác định hoặc giới hạn phát hiện hoặc giới hạn định lượng.

Theo đó, tiêu chuẩn này chỉ ra một số chất có hại tiềm ẩn trong giày dép như sau:

- Chất Acrylonitril-hợp chất hóa học với công thức CH2CHCN. Đây là chất lỏng không màu có mùi hăng này thường có màu vàng do tạp chất. Acrylonitril là một monome quan trọng để sản xuất các chất dẻo hữu ích. Xét về cấu trúc phân tử, acrylonitril bao gồm một nhóm vinyl liên kết với một nhóm nitril. Trong các sản phẩm giầy dép, các vấn đề về sử dụng acrylonitril chủ yếu liên quan đến quản lý chất thải, để tránh quá trình cháy không kiểm soát, phát thải khói độc hại vào môi trường. Acrylonitril rất dễ cháy và độc hại. Acrylonitril được tổng hợp bởi quá trình trùng hợp nổ. Các vật liệu cháy phát tán khói hydro xianua và oxit nitơ. Acrylonitril đã được phân loại là chất gây ung thư ở người. Khi polyme hóa hoặc trong thành phần cao su tổng hợp, acrylonitril được coi là vật liệu trơ và không có vấn đề cụ thể nào phát sinh khi sử dụng. Trong các sản phẩm giầy dép, các vấn đề về sử dụng acrylonitril chủ yếu liên quan đến quản lý chất thải, để tránh quá trình cháy không kiểm soát, phát thải khói độc hại vào môi trường.

- Các amin thơm là các amin có nhóm thế thơm, tức là (các) nhóm -NH2, -NH- hoặc (các) nhóm nitơ được gắn với hydrocacbon thơm, cấu trúc của chúng thường chứa một hoặc nhiều vòng benzen. Benzidin là một ví dụ (xem Hình B.2). Các amin thơm phát sinh trong quá trình phân hủy của thuốc nhuộm azo. Các amin thơm trong Bảng B.1 là chất gây ung thư (4-aminobiphenyl, benzidin, 4-clor-o-toluidin, 2-naphthylamin) hoặc bị nghi ngờ là chất gây ung thư (các chất khác). Các chất này bị cấm ở nhiều nước.

- Nhựa thông còn được gọi là nhựa Hy Lạp hoặc nhựa cây. Phần lớn nhựa thông sử dụng được thu dưới dạng sản phẩm phụ trợ của công nghiệp giấy và được biết đến là nhựa dầu thông.  Nhựa thông là một thành phần trong các mực in, véc ni, chất kết dính (keo dán), xà phòng, hồ giấy, soda, trước đây chúng được dùng làm xi gắn. 

Tiếp xúc kéo dài với khói nhựa thông thoát ra trong quá trình hàn có thể gây hen suyễn nghề nghiệp ở những người nhạy cảm, do đó, nhựa thông được coi là một chất gây dị ứng.

Nhựa thông là một trong những nguyên nhân thông thường nhất của dị ứng ngoài da (tiếp xúc), do da tiếp xúc với nhựa thông. Nhựa thông nằm trong danh sách top 10 của tất cả các dị ứng ngoài da được thử nghiệm toàn cầu. Nhựa thông trong giầy được coi là nguyên nhân chính gây mẫn cảm theo khía cạnh này. Tiếp xúc kéo dài với khói nhựa thông thoát ra trong quá trình hàn có thể gây hen suyễn nghề nghiệp ở những người nhạy cảm, do đó, nhựa thông được coi là một chất gây dị ứng.

Dimetylformamit (DMF) là hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)2NC(O)H. Thường được viết tắt là DMF, chất lỏng không màu này trộn lẫn được với nước và phần lớn các chất lỏng hữu cơ.da có thể gây tử vong. Phơi nhiễm có thể dẫn đến tử vong thai nhi. Phơi nhiễm lâu dài có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan. Dimethylformamit cũng là một chất kích thích.

- Chất mang clo hữu cơ. Các là các chất độc và một số chất này là các chất gây ung thư.

- Thuốc nhuộm phân tán. Một số lượng nhất định các thuốc nhuộm này là chất gây ung thư hoặc chất gây dị ứng.

- Các PBDE có thể được tích tụ trong cơ thể người và có tác hại đến sức khỏe con người và môi trường. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hóa chất này có thể gây độc gan, gây độc tuyến giáp và gây độc cho phát triển thần kinh.

- Formaldehyt có thể gây độc hại, dị ứng và ung thư. Do nhựa formaldehyt được sử dụng trong nhiều vật liệu xây dựng, formaldehyt là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến. Ở nồng độ lớn hơn 0,1 ppm (0,998 859 mg/L) trong không khí, formaldehyt có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy, dẫn đến chảy nước mắt. Nếu hít vào, formaldehyt ở nồng độ này có thể gây đau đầu và cảm giác nóng rát ở cổ họng, và khó thở, cũng như gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn. Formaldehyt được xếp vào loại chất gây ung thư ở người. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã có những bằng chứng đầy đủ rằng formaldehyt có thể gây ung thư mũi họng ở người. Formaldehyt có thể gây dị ứng và là một trong các chất cần phải thử nghiệm. Ngoài ra còn một số kim loại nặng cũng gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe tiềm ẩn trong giày dép như:  Antimon,  Asen, Cadimi, đồng, crom...

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang