Ninh Bình: ‘Công dân số’ là trọng tâm của chuyển đổi số
Ninh Bình: Chuyển đổi số gắn liền với xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
Ninh Bình: Chuyển đổi số thúc đẩy mua bán hàng hóa, cải thiện đời sống người dân
Đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. (Ảnh minh họa).
Cụ thể, muốn chuyển đổi số thành công phải bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức và thay đổi thói quen của người dân, phải làm cho người dân thấy kỹ năng, công nghệ số là thứ dễ dàng, thiết thực, cần thiết. Chuyển đổi số nếu tạo ra giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, hình thành những công dân số, cộng đồng số và văn hóa số.
Từ đó, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về tiện ích, phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin để người dân chủ động khai thác, sử dụng các dịch vụ số.
Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 với chủ đề: "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động", mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình đã phối hợp Cục Chuyển đổi số Quốc gia phát động và triển khai chiến dịch ra quân hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn các huyện, thành phố với nội dung:
Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ để phát triển kinh tế số, xã hội số; đến trực tiếp các địa bàn dân cư để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương.
Đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân; đưa người dân lên môi trường số, giúp người dân tự tin, tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số thông qua việc hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đặc biệt quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Cùng với sự nỗ lực của chính quyền thì sự tự giác không ngừng thay đổi, thích nghi, tích cực học tập của mỗi công dân là điều kiện tiên quyết để tỉnh Ninh Bình thành công trong công cuộc chuyển đổi số vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tỉnh Ninh Bình cũng ban hành sớm Nghị quyết, kế hoạch để xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung tiến hành chuyển đổi số đồng bộ trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Điều này đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành chính quyền số, doanh nghiệp số và công dân số.
Mai Phương