Ninh Bình xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm không có nhãn và xuất xứ hàng hóa
Gian hàng Viettel là nơi đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024
Hệ thống phần mềm tường lửa ứng dụng Websites (CSP-WAF) – lá chắn bảo vệ hệ thống thông tin
Tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam
Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh D.V.H, địa chỉ tại Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh D.V.H đang kinh doanh hàng hóa là thực phẩm nhập lậu, trị giá hàng vi phạm là 25.180.000 đồng, hàng hóa do nước ngoài sản xuất lưu thông trên thị trường không có hóa đơn chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tại thời điểm kiểm tra, hộ kinh doanh D.V.H đang kinh doanh hàng hoá là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá hàng vi phạm là 23.100.000 đồng bao gồm các hàng hóa không có thông tin về nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa, không có nhãn hàng hóa, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và tài liệu kèm theo hàng hóa, không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Hàng hoá vi phạm bao gồm: sữa, bột kem; bột ớt, snack, hạt hướng dương, ô mai, chân gà ăn liền…
Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác. Ảnh: Cục QLTT Ninh Bình
Trước hành vi vi phạm trên Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh D.V.H do đã có các hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hoá là thực phẩm nhập lậu; Kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; với tổng số tiền phạt hành chính là 34.500.000 đồng, trị giá hàng hoá tịch thu là 48.280.000 đồng.
Liên quan tới nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định.
Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: Tên hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này. Như vậy, đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải có nhãn và nhãn phải có đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.
An Dương