Xử phạt cơ sở kinh doanh 2 tấn lúa giống chưa được cấp phép, vi phạm nhãn mác đóng gói

author 16:34 29/12/2021

(VietQ.vn) - Một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP.Vinh (Nghệ An) vừa bị xử phạt do chứa 2 tấn lúa giống chưa được cấp phép lưu hành và vi phạm nhãn mác đóng gói.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Đội trưởng QLTT số 3 - Cục QLTT Nghệ An cho biết, đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính khoảng 80 triệu đồng đối với một cơ sở kinh doanh lúa giống của ông V.V.V tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh do chứa 2 tấn lúa giống chưa được cấp phép.

Hạt lúa giống bị thu giữ. Ảnh: Nghệ An

Cụ thể, số thóc giống trên có kí hiệu trên bao bì KH 336 chưa được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành ngoài thị trường và vi phạm nhãn mác đóng gói.

Được biết, hiện số lúa giống trên sau khi kiểm nghiệm tại Đà Nẵng với các chỉ số đạt chuẩn nên thay vì tiêu hủy các tang vật trên, Quản lý thị trường cùng cơ quan chức năng sẽ giám sát chủ hàng để đưa số hàng đó đi chuyển đổi mục đích, xay thành gạo, tránh trường hợp lúa giống vi phạm tiếp tục được đưa ra thị trường.

Dự kiến, sau khi Đội QLTT số 3 đề xuất xử phạt vi phạm hành chính thì Cục QLTT Nghệ An sẽ ra Quyết định xử phạt hành chính và giám sát chủ hàng đưa tang vật đi chuyển đổi thành gạo.

Xử phạt vi phạm hành chính hàng hóa không có nhãn mác

Giữa thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, thì việc mua bán hàng hóa trực tiếp hay mua bán online, mua bán trên mạng xã hội không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, việc mua bán hàng hóa có những vấn đề bất cập nhất định vì theo quy định pháp luật hiện hành, hàng hóa trong giao dịch mua bán cần phải có nhãn mác. Vậy quy định về nhãn mác hàng hóa được quy định như thế nào? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?

Theo Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP mức xử phạt về hành vi không có nhãn mác theo quy định pháp luật:

“4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

Theo quy định trên, lô hàng của bạn trị giá 46.500.000 đồng thì mức phạt vi phạm hành chính là từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang