Phát triển mới trong công nghệ in 3D có thể kết nối Wi-Fi mà không cần điện

author 17:08 14/12/2017

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học đã phát triển vật thể in 3D bằng nhựa được tích hợp sẵn khả năng kết nối Wi-Fi mà không cần điện hay linh kiện điện tử nào.

Theo tờ Trí Thức Trẻ, các nhà nghiên cứu Vikram Iyer, Justin Chan và Shyamnath Gollakota đến từ Đại học Washington đã tìm ra được cách tạo ra các vật thể in 3D bằng nhựa được tích hợp sẵn khả năng kết nối Wi-Fi mà không cần bất kỳ nguồn điện hay linh kiện điện tử nào.

Chai đựng bột giặt có thể kết nối Wi-Fi. Ảnh: Khám Phá 

Bộ ba này đã lần lượt tạo ra một chiếc cân, một bộ cảm biến dòng chảy và một thiết bị phong tốc kế dùng để đo tốc độ gió. Vật liệu mà họ sử dụng là nhựa tổng hợp có chứa các vật liệu sợi dẫn như đồng và graphene (một loại tinh thể có chứa các phân tử carbon liên kết hình tổ ong); để mã hoá dữ liệu, họ sử dụng các bánh răng (trong đó các số nhị phân 0 và 1 lần lượt được thể hiện bằng việc có hoặc không có các bánh răng) - và sau đó truyền tải các dữ liệu này bằng cách sử dụng nguyên lý tán xạ ngược Wi-Fi, trong đó cho phép truyền thông tin đi bằng cách thay đổi sự phản chiếu của một tín hiệu Wi-Fi.

Như vậy, về cơ bản, ba nhà nghiên cứu này đã tạo ra các cảm biến có khả năng "bắn" dữ liệu từ điện thoại hoặc các thiết bị đã kết nối khác mà không cần sử dụng bất kỳ mạch điện nào. Thậm chí họ còn tạo ra một...chai bột giặt Tide thông minh có thể phát hiện lượng bột giặt còn lại trong chai và gởi thông tin đến smartphone, hay các nút vặn và thanh trượt không dây dùng để cuộn các trang web, và thậm chí là cả một nút giống Amazon Dash! Tất cả chúng đều được in 3D và không hề dùng pin.

Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng lưu thông sữa nhập khẩu từ Pháp nghi nhiễm khuẩn(VietQ.vn) - Trước thông tin sữa của một tập đoàn hàng đầu ở Pháp bị thu hồi trên thế giới, Bộ Y tế của Việt Nam cũng đã có yêu cầu khẩn đối với những sản phẩm sữa nhập khẩu này.

Tờ Khám Phá dẫn nguồn tin Sciencealert, một trong những nhà nghiên cứu - kỹ sư điện Vikram Iyer, nói: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một thiết bị đơn giản đến mức bạn có thể in 3D ngay tại nhà và nó có thể gửi thông tin hữu ích cho các thiết bị khác. Nhưng thách thức lớn nhất đó là làm thế nào để thiết bị kết nối với Wi-Fi mà chỉ sử dụng vật liệu bằng nhựa? Đây là điều trước đó chưa có ai từng làm được”.

Hiện nay, các thiết bị in 3D này vẫn còn thô sơ và chưa sẵn sàng để ra mắt công chúng, nhưng trong tương lai chúng có thể được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong nhà của chúng ta có rất nhiều thiết bị đang “tranh giành” nhau để kết nối với Wi-Fi cũng như nguồn điện, và phát minh mới này sẽ cung cấp một cách tiếp cận đơn giản để các thiết bị đó có thể dễ dàng kết nối với nhau cũng như kết nối với web.

Nghiên cứu là một phần trong kế hoạch dài hạn của chúng tôi trong việc tạo ra nhiều thiết bị từ nền tảng IoT. Từ đó, thông tin có thể được chuyển đi liền một mạch ở bất kì nơi nào và bất cứ lúc nào", các nhà khoa học cho biết. Nhóm nghiên cứu đã trình bày công trình của mình tại Hội nghị và Triển lãm SIGGRAPH ở Châu Á vừa qua.

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang