Phương pháp thử, thiết bị xác định độ truyền sáng, phản xạ ánh sáng và hệ số SHGC

author 11:27 25/07/2019

(VietQ.vn) - Đây là một phép thử đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cũng như cần có sự hiểu biết nhất định về phương pháp để vận hành thiết bị và tính toán kết quả đáp ứng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Sự kiện: Công nghệ

Năng lượng bức xạ mặt trời rất lớn từ Kính làm nhiệt độ tăng lên

Sử dụng vật liệu kính thay thế cho vật liệu khác trong các tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay là một xu hướng lâu dài và ngày càng được sử dụng nhiều, bởi vật liệu kính tạo cho không gian, cảm giác mở, thoáng và có tính thẩm mỹ cao cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các tòa nhà cao ốc. Kính là một loại vật liệu đã được sử dụng từ rất lâu đời và rộng rãi trong xây dựng do có tính dễ tạo hình, thẩm mỹ cao, cũng như khả năng chịu lực tốt. Kính được dùng nhiều trong các kết cấu như cửa đi, cửa sổ, vách ngăn, kết cấu bao che và ngay cả trong các kết cấu chịu lực sàn, mái.

Tuy nhiên, việc sử dụng kính trong các căn hộ, tòa nhà dẫn đến một vấn đề làm đẩy nhiệt độ bên trong tòa nhà lên cao, do kính có khả năng truyền năng lượng bức xạ mặt trời lớn hơn nhiều so với các loại vật liệu khác.

Để giải quyết vấn đề về năng lượng bức xạ lớn, các nhà sản xuất kính đã cho ra đời các dòng sản phẩm kính ngăn nguồn năng lượng bức xạ lớn này, nhưng vẫn đảm bảo khả năng truyền ánh sáng; giúp tòa nhà không bị đốt nóng từ nguồn nhiệt mặt trời mà vẫn lấy đủ nguồn sáng từ bên ngoài đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

Các thông số U-factor (hệ số dẫn nhiệt), SHGC, VT (độ truyền sáng) của kính trong.

Nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 09 : 2013/BXD. Trong quy chuẩn này có quy định mức giới hạn chỉ số độ truyền sáng và SHGC cho kính.

Như vậy, để đánh giá xem công trình có đáp ứng được yêu cầu về tiết kiệm năng lượng theo QCVN 09 : 2013/BXD cũng như các chuẩn mực về chứng nhận công trình xanh (LEED, Greenmark, LOTUS, EDGE…),  không thể thiếu hai thông số đó là chỉ số độ truyền sáng và SHGC cho kính.

Quy định về hệ số SHGC, VLT (độ truyền sáng) phụ thuộc WWR (tỷ số diện tích cửa sổ) - Bảng 2.3 QCVN 09 : 2013/BXD.

 

 

Phương pháp thử và thiết bị thử nghiệm phù hợp

Để xác định được hai đặc tính quan trọng trên của kính cần phải có phương pháp thử và thiết bị thử nghiệm phù hợp. Chính vì vậy, Trung tâm Kỹ thuật 3 đã nghiên cứu, tìm hiểu tiêu chuẩn về phương pháp thử và đầu tư trang thiết bị để triển khai thực hiện nhằm xác định các thông số về quang học của kính bao gồm các chỉ tiêu: độ truyền sáng, độ phản xạ ánh sáng, hệ số truyền tia UV, độ truyền qua – phản xạ - hấp thụ bức xạ mặt trời, hệ số SHGC, hệ số bóng râm; tất cả chỉ tiêu đều phù hợp theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và quốc tế TCVN 7737 : 2007/ ISO 9050 : 2003/ BS EN 410 : 2011. Đến nay, dự án này đã hoàn tất và thiết bị đã được đưa vào sử dụng. Đây là một phép thử đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cũng như cần có sự hiểu biết nhất định về phương pháp để vận hành thiết bị và tính toán kết quả đáp ứng theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Trung tâm Kỹ thuật 3 cũng đã triển khai thử nghiệm phương pháp thử trên đến khách hàng.

Cụ thể, về bản chất thiết bị mà Trung tâm Kỹ thuật 3 đầu tư được dùng để xác định các chỉ tiêu quang học của kính là một máy quang phổ có khả năng phát và nhận từng bước sóng bao phủ toàn dãy bước sóng của bức xạ mặt trời. Dựa theo công thức tính toán trong tiêu chuẩn, phổ bức xạ mặt trời được mô phỏng lại để tính toán các thông số về truyền qua, phản xạ của ánh sáng.

Phổ bức xạ mặt mặt trời. 

Thiết bị Quang phổ.  

Mẫu kính.  

Để đảm bảo tất cả ánh sáng không bị lọt ra bên ngoài khi thử nghiệm, thiết bị quang phổ cần được kết nối với một quả cầu có tích hợp cảm biến ánh sáng nhằm xác định cường độ lượng ánh sáng được gom vào bên trong quả cầu.

Quả cầu tích hợp với thiết bị quang phổ.  

 
 
 

Sơ đồ đường đi ánh sáng trong quả cầu khi xác định thông số truyền qua và phản xạ. 

Tuy nhiên, để xác định hệ số SHGC cần phải xác định hệ số bức xạ của bề mặt kính thông qua thiết bị TIR 100 – 2. Đây là một thiết bị có thể đo hệ số bức xạ của bề mặt, có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác ngoài kính còn áp dụng cho kim loại, nhựa, gạch, đá.

Như vậy, việc xác định các thông số quang học của kính (độ truyền sáng, phản xạ ánh sáng, SHGC…) đòi hỏi nhiều thiết bị phức tạp và nguồn nhân lực được đào tạo tốt để vận hành và tính toán toán kết quả. Trung tâm Kỹ thuật 3 cùng với đội ngũ thử nghiệm viên nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu cùng thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ cung cấp các kết quả thử nghiệm cho kính phù hợp theo TCVN 7737 : 2007/ ISO 9050 : 2003/ BS EN 410 : 2011 với độ chính xác và tin cậy cao, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu về tính toán các chỉ số liên quan đến tiết kiệm năng lượng cho kính. 

Trần Huỳnh Chương

Quy định mới về nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử dụng: 'Lợi đôi đường'(VietQ.vn) - Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vừa góp phần kiểm soát chặt việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, vừa tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang