Dự thảo sửa đổi quy định về tiêu chuẩn, an toàn với thực phẩm nhập khẩu của Ấn Độ: Nhiều quan ngại

author 06:08 01/07/2021

(VietQ.vn) - Trong biên bản họp của Ủy ban TBT/WTO, Dự thảo sửa đổi Quy định về Tiêu chuẩn và An toàn đối với thực phẩm nhập khẩu của Ấn Độ được thông báo cho WTO với mã thông báo G/TBT/N/IND/180 đã vấp phải quan ngại từ các nước Thành viên WTO.

Theo đó, Hoa Kỳ có một số câu hỏi và quan ngại liên quan đến dự thảo nói trên của Ấn Độ. Hoa Kỳ đã gửi các ý kiến góp ý của mình sau khi Ấn Độ thông báo dự thảo cho WTO vào ngày 22 tháng 1 năm 2021. Dự thảo quy định còn tồn tại nhiều câu hỏi, thắc mắc chưa được giải đáp cho các cơ sở sản xuất thực phẩm nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan khác.

Dự thảo quy định nêu rõ, Ấn Độ có thể xác định các danh mục "rủi ro" đối với sản phẩm thực phẩm "theo thời gian... mà việc thanh tra hoặc kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm nước ngoài sản xuất các loại thực phẩm đó sẽ là bắt buộc. Hoa Kỳ đề nghị Ấn Độ làm rõ cách Ấn Độ sẽ xác định "rủi ro" cụ thể đối với các loại sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Ấn Độ, và thông tin này sẽ được truyền đạt đến công chúng như thế nào. Liệu Ấn Độ có công bố danh sách cập nhật danh mục sản phẩm thực phẩm như vậy không? Liệu các bên liên quan có cơ hội để gửi bình luận về các danh sách này không?

Liệu các cơ sở nội địa của Ấn Độ sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm được xác định là có đủ "rủi ro" có phải nộp đơn đăng ký FSSAI không? Ngoài ra, Hoa Kỳ đề nghị Ấn Độ làm rõ nghĩa của từ "theo thời gian" là gì? Ấn Độ có dự định thực hiện đánh giá hệ thống theo lịch trình thường xuyên về các loại thực phẩm hay không?

Liệu những đánh giá này và thay đổi đối với hệ thống quản lý có được thông báo cho WTO và cho phép khoảng thời gian để các nước Thành viên WTO tham gia đóng góp ý kiến hay không? Đối với quy trình đăng ký, Ấn Độ sẽ yêu cầu nộp bản đăng ký bằng giấy hay các cơ sở sản xuất nước ngoài sẽ được phép nộp bản đăng ký điện tử? Nếu không thể nộp đơn theo phương thức điện tử, Ấn Độ nên xem xét gánh nặng đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc xem xét tài liệu và liệu việc xem xét có thể được thực hiện kịp thời hay không.

Cuối cùng, Hoa Kỳ yêu cầu Ấn Độ cung cấp về các thủ tục kiểm tra và kiểm toán không rõ ràng của mình, bao gồm tần suất mà Ấn Độ dự kiến thực hiện các cuộc đánh giá, người chịu trách nhiệm tài chính về chi phí kiểm toán của cơ sở thực phẩm. Hoa Kỳ mong Ấn Độ xem xét và phản hồi các ý kiến của Hoa Kỳ.

 Ảnh minh họa.

Phái đoàn của Mexico cũng xem xét và nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Quy định về Tiêu chuẩn và An toàn đối với thực phẩm nhập khẩu của Ấn Độ được thông báo cho WTO với mã thông báo G/TBT/N/IND/180. Mexico mong muốn Ấn Độ có thể làm rõ các sản phẩm thực phẩm cần tuân thủ Quy định này và xác nhận xem đồ uống có cồn có nằm trong danh sách này hay không. Mexico hiểu rằng Chính phủ Ấn Độ sẽ xác định, trên cơ sở rủi ro, các danh mục phải tuân theo Quy định.

Về vấn đề này, Mexico cho biết thủ tục đăng ký và kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm ở nước ngoài đã gây ra sự nghi ngờ và không chắc chắn cho ngành công nghiệp Mexico. Do đó, điều quan trọng là phải có thông tin về cách các quá trình này sẽ được tiến hành.

Mexico cũng cho rằng điều quan trọng là Chính phủ Ấn Độ phải chia sẻ thông tin về cách thức để thủ tục này đạt được mục tiêu đã theo đuổi và liệu việc Ấn Độ có xem xét áp dụng các thủ tục thay thế khác để ít hạn chế hơn đối với các nhà nhập khẩu hay không. Vì những điều trên, Mexico mong muốn Ấn Độ có thể chia sẻ thông tin về Quy định, cách thức xác định các danh mục sản phẩm hoặc loại sản phẩm sẽ phải tuân thủ và tình trạng hiện tại của Quy định này. 

Úc công nhận quyền của Chính phủ Ấn Độ trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Úc đã đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi của Ấn Độ và có góp ý bằng văn bạn trong thời hạn góp ý của dự thảo này. Úc mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng việc tuân thủ các nghĩa vụ của WTO, đặc biệt là các biện pháp được thực hiện theo cách không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết.

Úc bày tỏ quan ngại, theo dự thảo các khía cạnh của quy định đề xuất mang tính hạn chế thương mại nhiều hơn mức cần thiết để thực hiện các mục tiêu an toàn thực phẩm của Ấn Độ. Úc tin rằng các quy định sẽ tạo thêm gánh nặng cho cả nhà sản xuất và xuất khẩu ở Úc, đồng thời gây ra sự gián đoạn cho các nhà nhập khẩu và khách hàng của Ấn Độ. Thiếu sự rõ ràng về danh mục các nhà sản xuất thực phẩm và cơ sở để xác định thời điểm áp dụng quy định. Úc lo ngại rằng các biện pháp được đề xuất có thể không liên quan đến những rủi ro do thực phẩm nhập khẩu gây ra. Úc hoan nghênh việc Ấn Độ xem xét các bình luận của Úc và mong được Ấn Độ phản hồi. 

Phái đoàn Argentina đồng quan điểm với các quan ngại từ các nước Thành viên khác. Ngoài ra, các câu hỏi và ý kiến góp ý của Argentina đã được chuyển tới Cơ quan đầu mối TBT của Ấn Độ trước thời hạn đóng góp ý kiến của dự thảo và mong nhận được hồi đáp và giải thích rõ ràng từ phía Ấn Độ trong thời gian sớm nhất. Argentina cũng hy vọng các điều khoản trong dự thảo tiêu chuẩn không trở thành hạn chế vô cớ đối với thương mại, vì Ấn Độ là đối tác thương mại rất quan trọng đối với Argentina, đặc biệt khi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chính.

Trước những quan ngại trên, phái đoàn Ấn Độ cho biết, các ý kiến góp ý sẽ được chuyển đến cơ quan liên quan để xem xét và phản hồi sớm.

Đức Nhân (Văn phòng TBT Việt Nam)

Chuyên gia nêu giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2021(VietQ.vn) - Hiện, kinh tế Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường với kết quả tăng trưởng đạt 5,64%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 khoảng 6% thì trong 6 tháng cuối năm phải đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang