Quảng Ninh đào tạo chuyên sâu về Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
Xây dựng tiêu chuẩn mới về sản phẩm cách nhiệt
Phát triển nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa cả về chiều rộng và chiều sâu
Góp ý dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quặng tinh cromit
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc chuẩn hoá và áp dụng ISO điện tử vào hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo công tác vận hành, duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hơn nữa, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần tích cực vào cuộc để thay đổi thói quen, cách làm của cán bộ, công chức. Để làm được điều này thì việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 chính là chìa khóa thành công.
Xác định rõ được vai trò này, nhằm thực hiện Kế hoạch số 19/KH-BCĐISO ngày 21/02/2023 của Ban Chỉ đạo ISO tỉnh Quảng Ninh ban hành hoạt động của Ban chỉ đạo ISO tỉnh năm 2023; mới đây Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN) tổ chức đào tạo chuyên sâu về Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cho các học viên thuộc các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
Tham gia khoá đào tạo, các học viên được nghe giảng viên đào tạo ctruyền đạt các nội dung về: Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015; giới thiệu về mô hình khung và các nguyên tắc quản lý chất lượng; hướng dẫn xây dựng, áp dụng, sửa đổi, ban hành theo mô hình khung HTQLCL của Bộ KH&CN; giới thiệu HTQLCL TCVN ISO 18091:2020 vào hoạt động của chính quyền địa phương; hướng dẫn thực hiện và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành hệ thống phần mềm ISO điện tử như: Đánh giá nội bộ, kiểm tra, theo dõi, đánh giá, chấm điểm việc xây dựng, áp dụng và diu trì HTQLCL tại các cơ qan hành chính nhà nước.
Quảng Ninh đào tạo chuyên sâu về Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ Tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.
ISO – là tên viết tắt của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Ủy ban ISO là một Tổ chức phi Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng các Tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên với mục tiêu tạo sự tương đồng về hệ thống Tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
ISO 9001 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của các chuyên gia và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới. ISO 9001 tập trung vào thiết lập một hệ thống quản lý để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng, tập trung vào khách hàng mạnh mẽ, động cơ thúc đẩy và sự can dự của quản lý cấp cao, phương pháp tiếp cận theo quá trình và cải tiến liên tục. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 giúp tổ chức, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và cải thiện sự thỏa mãn khách hàng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực không những cho doanh nghiệp mà còn cho tất cả các bên liên quan.
ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất tại thời điểm hiện tại.
ISO 9001:2015 thay thế cho ISO 9001:2008. Đây là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng. ISO 9001:2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/09/2015.
Điểm cải tiến thứ nhất của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro. Tư duy này giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định. Doanh nghiệp có thể đưa ra các kiểm soát phòng ngừa các rủi ro và có cơ hội để cải tiến.
Thay đổi thứ 2 là việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm: Hướng vào khách hàng; Sự lãnh đạo; Sự tham gia của mọi người; Tiếp cận theo quá trình; Cải tiến; Quyết định dựa trên bằng chứng; Quản lý mối quan hệ.
An Dương