Quảng Ninh xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong kinh doanh vàng
Xúc tiến đầu tư du lịch văn hóa tâm linh năm 2024 tại Hà Tĩnh
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng
Lễ trao giải Cây chổi vàng lần thứ 4: Một cá nhân đoạt giải Kim Cương
Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước liên tục biến động Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn toàn tỉnh.
Trên cơ sở kết quả rà soát, quản lý địa bàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng, triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh.
Sau hơn 1 tháng triển khai, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra 18 cơ sở, phát hiện 12 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là 221.750.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về nhãn hàng hoá và niêm yết giá ko rõ ràng, vi phạm về điều kiện kinh doanh.
Qua thực tế rà soát và kiểm tra, xử lý vi phạm, Cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp theo đúng quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời báo cáo Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá lại nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng hiện nay. Thực tế các cơ sở kinh doanh vàng mua, bán vàng trang sức của người dân nhưng không có hóa đơn, chứng từ mua, bán, người dân trả tiền mặt trực tiếp.
Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh, về nguyên tắc hoạt động trong kinh doanh vàng, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Còn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP) nếu trong kinh doanh vàng không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
An Dương