Sáu yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

author 10:36 01/06/2020

(VietQ.vn) - Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, góp phần cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhất là các sản phẩm từ quốc tế. Do vậy, việc quản lý chất lượng được coi là hoạt động để nhà sản xuất mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn đúng nhu cầu của họ.

Đối với các chủ doanh nghiệp, để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cần phải nắm rõ một số yếu tố. Dưới đây là 6 yếu tố then chốt giúp các chủ doanh nghiệp có thể vận dụng để tăng năng suất – chất lượng sản phẩm. 

Thứ nhất, phải biết mức độ thỏa mãn của khách hàng, để làm sao mỗi sản phẩm khi ra thị trường khách hàng lựa chọn và hài lòng. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến hai khái niệm Marketin và Product-out.

Market-in chính là lối tư duy luôn coi khách hàng là số một. Khi doanh nghiệp hoạt động theo lối tư duy này sẽ điều tra thị trường, tìm kiếm nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương ứng. Ngược lại, những doanh nghiệp tuân thủ theo tư duy Product-out sẽ tự tạo ra sản phẩm rồi tìm cách khơi dậy nhu cầu của khách hàng để xây dựng thị trường.

Thứ hai, các doanh nghiệp luôn luôn phải tư duy và đặt chất lượng lên hàng đầu. Để một doanh nghiệp có thể phát triển ổn định thì không nên chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt. Thay vào đó, nhà quản lý nên chú trọng đến suy nghĩ chất lượng. Coi chất lượng là số một để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Để làm được điều này không thể thiếu được sự hợp tác, chia sẻ suy nghĩ và cùng hành động của tất cả nhân viên và các bộ phận trong doanh nghiệp.

Thứ ba, cần lấy khách hàng làm trọng tâm, là cái đích để hướng tới. Tại mỗi doanh nghiệp, nếu ai cũng chỉ thực hiện công việc dựa trên lợi ích của bản thân thì công việc sẽ khó có thể tiến hành thuận lợi. Ví dụ, một tập hồ sơ được xếp gọn gàng theo danh sách có sẵn sẽ giúp công đoạn tiếp theo nhanh chóng tiếp nhận và xử lý. Vì vậy, khi tiến hành công việc, bạn nên sẵn sàng nhận phản hồi từ công đoạn sau, và thường suy nghĩ cách để họ có thể hài lòng khi tiếp nhận công việc từ bản thân là rất quan trọng. Đừng quên rằng, nếu công việc của bạn không có ích cho công đoạn sau thì nó hoàn toàn không có giá trị.

Sáu yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

 Sáu yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, cần đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn. Có nghĩa là cách thức thực hiên công việc hoặc một công đoạn trong công việc. Quá trình ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất mà còn bao gồm trong kinh doanh, thiết kế, phát triển sản phẩm, kiểm tra, dịch vụ… Coi trọng quá trình trong quản lý chất lượng tức là chú trọng vào từng công đoạn tạo ra thành quả công việc thay vì chỉ chăm chăm vào kết quả đạt được. “Coi trọng quá trình” là phương pháp nhấn mạnh đến việc cải thiện cách làm việc hoặc hệ thống.

Thứ năm, đặc tính và nguyên nhân cốt lõi. Trong một sản phẩm có rất nhiều đặc tính. Nếu chúng ta thể hiện những đặc tính này bởi con số thì gọi là giá trị đặc tính. Những đặc tính này sẽ được yêu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm như “giấy copy” sẽ được yêu cầu khác với “giấy bọc”. Đặc tính chất lượng chính là kết quả của một quá trình.

Những yếu tố ảnh hưởng tới đặc tính chất lượng là nguyên nhân cốt lõi. Nguyên nhât cốt lõi thường có trong 5M (Man – Machine – Material – Methol – Measurement). Chúng ta có thể sử dụng 7 công cụ QC để làm rõ mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân cốt lõi tới đặc tính chất lượng.

Thứ sáu, đối sách khẩn cấp, phòng ngừa tái phát, phòng ngừa phát sinh. Để đảm bảo chất lượng nhằm thoả mãn khách hàng, việc xây dựng chất lượng và độ tin tưởng phải được thực hiện từ giai đoạn phát triển và thiết kế sản phẩm mới. Trong hoạt động quản lý thường nhật, chúng ta cần chú ý tới các biện pháp phòng ngừa phát sinh, thảo luận đối sách khẩn cấp và biện pháp phòng ngừa tái phát cho những lỗi đã xảy ra. Khi phân tích nguyên nhân và thảo luận biện pháp xử lý, chúng ta cần chú ý phân biệt giữa yếu tố mang tính vật lý (mặt kĩ thuật) và yếu tố mang tính hệ thống (phương pháp tiến hành công việc). Hơn nữa, để sớm phát hiện lỗi hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm mới việc chia sẻ thông tin trong toàn tổ chức là rất quan trọng. Đây chính là phương pháp xây dựng “độ tin tưởng”.

Trong đó, đối sách khẩn cấp là những biện pháp được thực hiện khi không rõ nguyên nhân, chưa làm rõ nguyên nhân, không đánh thẳng vào vấn đề mà chỉ là giải pháp tính thế để hạn chế mức độ thiệt hại. Nói cách khác đây chỉ là giải pháp nhất thời. Ví dụ, khi có phát hiện hàng lỗi, chúng ta thường cho dừng sử dụng những chi tiết có lỗi và tạm thời cho sử dụng chi tiết ở lô hàng khác. Phòng ngừa tái phát là biện pháp loại bỏ nguyên nhân dẫn đến xảy ra vấn đề và không để vấn đề tái phát.

Khi xảy ra vấn đề, chúng ta sẽ điều tra nguyên nhân, loại bỏ và không để vấn đề tương tự xảy ra lần thứ hai. Để xử lý tận gốc, trong trường hợp này, chúng ta thường sử dụng biểu đồ quản lý (tham khảo 7 công cụ QC) để theo dõi và phát hiện sự cố theo 3 bước sau: Phòng ngừa tái phát đối với thao tác có vấn đề (Đối sách cho từng yếu tố riêng biệt); Phòng ngừa tái phát đối với những thao tác tương tự (Đối sách để loại bỏ những nguyên nhân tương tự – Triển khai theo chiều ngang); Phòng ngừa đối với hệ thống công việc (Đối sách để loại bỏ nguyên nhân gốc rễ bằng việc tiêu chuẩn hoá). Phòng ngừa phát sinh là việc tiên đoán trước những vấn đề có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện tại giai đoạn thiết kế. Sau đó thảo luận đối sách và cách khắc phục trước những vấn đề đó.

Khâu thiết kế khác hoàn toàn với sản xuất, bởi không có những thao tác lặp lại. Nếu chỉ đưa ra những giải pháp tạm thời khi phát hiện ra vấn đề trong giai đoạn này, có thể gặp những thiệt hại to lớn khi chính thức bước vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy, suy nghĩ phòng ngừa phát sinh là rất quan trọng., mặc dù rất khó để phòng ngừa những vấn đề chúng ta chưa hề có kinh nghiệm.

N.M

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang