Sử dụng mô hình tâm lý MBTI để tăng năng suất lao động

author 07:45 24/12/2015

(VietQ.vn) - Các công ty sử dụng phương pháp này để phân tích tính cách của nhân viên, giúp đặt họ vào đúng vị trí phù hợp, từ đó giúp họ tối ưu năng suất lao động.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Làm sao để tăng năng suất lao động Việt Nam hiện đang là vấn đề làm đau đầu nhiều chuyên gia kinh tế lẫn các nhà điều hành doanh nghiệp. Trong khi các nhà kinh tế cho rằng có thể thúc đẩy năng suất bằng cách cải tiến công nghệ, thêm máy móc, đào tạo con người, thì những nhà tâm lý học tin rằng việc đặt người lao động vào đúng chỗ là cách làm thiết thực nhất.

Phương pháp kiểm kê tính cách MBIT này khởi nguồn từ các lý thuyết phân loại trong cuốn Psychological Types của Carl Gustav Jung xuất bản năm 1921 và được phát triển bởiKatharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers, từ khoảng Thế chiến thứ hai. Các câu hỏi tâm lý ban đầu đã phát triển thành Chỉ số phân loại Myers-Briggs và được công bố vào năm 1962.

Tận dụng mô hình tâm lý MBTI: Hiểu tính cách, tăng năng suất

Tận dụng mô hình tâm lý MBTI: Hiểu tính cách, tăng năng suất

MBTI trả lời cho câu hỏi tại sao mỗi người trên thế giới đều có cá tính khác nhau, không ai giống ai vì vậy MBTI tập trung vào các đối tượng dân số bình thường và nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên của mỗi người. Ngày nay MBTI đang trở nên phổ biến và được sử dụng như một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác, giúp con người hiểu rõ bản thân và những người xung quanh hoặc tìm được công việc phù hợp...

Ngày nay, MBTI là công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới với 18 ngôn ngữ khác nhau. Có khoảng 80% số công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng phương pháp này để phân tích tính cách của nhân viên, giúp đặt họ vào đúng vị trí phù hợp với tính cách

Mỗi khi tuyển dụng vào làm việc, các doanh nghiệp luôn có những bài trắc nghiệm đối với những ứng viên tiềm năng. Phổ biến nhất vẫn là kiểm tra khả năng làm việc, tức kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đó. Ngoài chuyện trắc nghiệm tính cách, vẫn có nhiều loại trắc nghiệm khác. Chẳng hạn như trắc nghiệm khả năng tiềm ẩn (như khả năng học hỏi một kỹ năng mới), thái độ của người lao động... Những kiểu trắc nghiệm này không chỉ giúp cá nhân hiểu rõ mình hơn, mà còn giúp cả doanh nghiệp hiểu hơn về những ứng viên tiềm năng, hoặc những nhân viên hiện hữu của mình.

Những bài kiểm tra này có thể giúp doanh nghiệp tuyển dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm đến 40% chi phí và ra quyết định bổ nhiệm đúng người, đúng việc. Hơn nữa, việc xét tuyển bằng cách đánh giá thông qua bản trắc nghiệm cũng hạn chế tình trạng bỏ sót ứng viên tiềm năng, vì người trực tiếp tuyển dụng đôi khi có thể không phù hợp với tính cách, sở thích và tầm nhìn của ứng viên, từ đó giúp họ tối ưu năng suất lao động. 

Nguyễn Hương (T/h)


 





Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang