Sử dụng tủ lạnh cần lưu ý theo tiêu chuẩn để tiết kiệm điện năng cho gia đình

authorNgọc Nga 08:35 08/12/2023

(VietQ.vn) - Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu để bảo quản thực phẩm và phải hoạt động thường xuyên tiêu tốn nhiều điện năng cho gia đình. Vậy làm thế nào để sử dụng tủ lạnh giúp giảm thiểu hóa đơn tiền điện tối đa?

Kiểm tra nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng (hay còn được gọi là tem năng lượng) là cách thể hiện mức độ tiết kiệm điện của tủ lạnh, thường được dán ở mặt trước của thiết bị. Mức độ tiết kiệm điện năng được chia làm 5 bậc tương ứng với 5 ngôi sao ở trên cùng. Các công ty nếu muốn có tem năng lượng được dán trên các mặt hàng của mình cần phải làm đơn đăng kí và trải qua một quá trình kiểm duyệt gắt gao của Bộ Công thương thì mới được sử dụng nhãn năng lượng.

Mua tủ lạnh nên lưu ý tới công suất

Tủ lạnh là một thiết bị làm mát. Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. 

Công suất tủ lạnh là chỉ số đo lường khả năng tiêu thụ điện năng của tủ lạnh, được đo bằng đơn vị Watt (W) hoặc Kilowatt (kW). Chúng thường được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng của tủ lạnh. Công suất tủ lạnh càng lớn thì tủ càng có khả năng làm lạnh nhanh và duy trì nhiệt độ bên trong ổn định tốt hơn. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Do đó, khi chọn tủ lạnh nên chọn tủ có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Mua và sử dụng tủ lạnh cần lưu ý để tiết kiệm điện năng tối đa. Ảnh minh họa

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Người dùng nên tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Nếu nhiệt độ quá ấm không thể bảo quản được thực phẩm còn nhiệt độ quá lạnh thực phẩm cũng dễ bị hỏng. Với ngăn mát, nhiệt độ phù hợp là 2 – 4o C còn ngăn đông mức nhiệt phù hợp là khoảng -15oC.

Nếu điều chỉnh nhiệt độ cao để tiết kiệm điện thực phẩm dễ bị hỏng, thiu do không đủ độ lạnh. Nếu để nhiệt độ thấp quá, tủ lạnh sẽ hoạt động liên tục, gây tiêu tốn điện nhiều. Người dùng nên kiểm tra nhiệt độ bảo quản ghi trên thực phẩm để điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp.

Không mở tủ lạnh quá lâu

Khi cài đặt ngăn đông khoảng 0o C thì tủ lạnh sẽ hoạt động đến mức nhiệt độ người dùng cài đặt. Khi nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên thì chế độ làm lạnh lại kích hoạt trở lại. Vì vậy khi mở tủ lạnh trong thời gian quá lâu thì sẽ rất tốn điện. Nếu mở trong một vài phút thì tủ lạnh sẽ dễ trở về ngưỡng nhiệt độ cài đặt còn nếu mở quá lâu thì tủ lạnh sẽ hoạt động mạnh, gây tốn điện.

Không nên để tủ lạnh gần các nguồn nhiệt khác

Người dùng nên để tủ lạnh ở những nơi thoáng, mát, không gần các nguồn nhiệt hoặc để nhiều thiết bị điện trên một đường dây. Nếu để tủ lạnh gần với các thiết bị điện khác như máy nóng lạnh, lò nướng, bếp từ… sẽ tốn lượng điện rất cao..Đặc biệt không nên để nhiều vật dụng sử dụng cùng một đường dây điện vì dễ gây chập, cháy do quá tải", anh nói thêm.

Không để thức ăn nóng trong tủ lạnh

Nếu để thức ăn nóng vào trong tủ lạnh sẽ ấm lên khiến máy nén phải sử dụng nhiều điện năng hơn để làm mát trở lại. Người dùng cũng nên bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh khi đó máy nén sẽ hoạt động công suất ít hơn. Điều này cũng giúp thức ăn giữ được độ tươi ngon trong môi trường lạnh.

Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Dàn ngưng có tác dụng giảm sức nóng từ máy nén và được làm bằng kim loại, đặt phía sau tủ lạnh. Do đó mọi người nên vệ sinh dàn ngưng thường xuyên để bộ phận này hoạt động tốt, máy nén sẽ không làm việc vất vả và tủ lạnh ít tiêu hao năng lượng.

Việc nước còn sót lại trong tủ lạnh qua thời gian sẽ tạo thành mảng đá. Mọi người nên ngắt tủ lạnh, mở cửa ra để đá thừa trong tủ tự tan ra. Không nhiều người để ý phía sau tủ có một khay đựng nước thừa chảy từ ngăn đông xuống, người dùng lấy đi đổ và vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ.

Hạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyên

Nên hạn chế bật tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động lại sẽ tiêu hao năng lượng lớn. Trường hợp không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài bạn ngắt nguồn điện, vệ sinh tủ sạch sẽ, không để thức ăn còn trong tủ, đợi tủ khô rồi mới đóng cửa để hạn chế vi khuẩn phát sinh.

Tắt tính năng làm đá tự động khi không cần thiết

Khi không có nhu cầu dùng nhiều đá hoặc đã đủ số lượng đá đã cần, bạn nên tắt tính năng làm đá tự động để tiết kiệm điện hơn.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7828:2016 về Tủ mát, tủ lạnh và tủ đông- Hiệu suất năng lượng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tủ mát, tủ lạnh và tủ đông có dung tích đến 1 000 L, được làm lạnh bằng đối lưu tự nhiên hoặc lưu thông không khí cưỡng bức.

Tiêu chuẩn này quy định hiệu suất năng lượng tối thiểu (điện năng tiêu thụ lớn nhất) và phân cấp hiệu suất năng lượng của tủ mát, tủ lạnh và tủ đông. Tiêu chuẩn không áp dụng cho các thiết bị làm lạnh bằng phương pháp hấp thụ, tủ giữ lạnh thương mại (tủ trưng bày có mặt kính), thiết bị làm lạnh chuyên dụng (dùng trong công nghiệp và y tế).

Tiêu chuẩn cũng yêu cầu đối với thiết bị lạnh thi buồng phải được cách nhiệt, có một hoặc nhiều ngăn được khống chế ở các nhiệt độ cụ thể, có kích cỡ thích hợp, làm mát bằng đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức trong đó việc làm lạnh được thực hiện bởi một hoặc nhiều máy lạnh.

Về tủ mát thiết bị lạnh được thiết kế để bảo quản thực phẩm, trong đó có tối thiểu có một ngăn bảo quản thực phẩm tươi. Về tủ lạnh thì thiết bị lạnh tối thiểu có một ngăn bảo quản thực phẩm tươi và một ngăn đông. Tủ đông thì thiết bị lạnh chỉ có các ngăn đông trong số đó tối thiểu có một ngăn đông.

Không gian được bao bọc nằm bên trong thiết bị, có thể tiếp cận trực tiếp thông qua một hoặc nhiều cửa phía ngoài. Bản thân ngăn có thể được chia thành các ngăn phụ.

Ngăn phụ không gian được bao bọc cố định nằm bên trong một ngăn, có dải nhiệt độ làm việc khác với nhiệt độ của ngăn chứa chúng.

Ngăn đông phải đáp ứng các yêu cầu của ngăn ba sao hoặc bốn sao. Ngăn dùng để lưu trữ và bảo quản thực phẩm không đông. Ngăn dùng để lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của ngăn thực phẩm tươi. Ngăn dùng để lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của ngăn đồ uống. Ngăn trong đó nhiệt độ không cao hơn 0 oC mà có thể sử dụng để làm và lưu trữ đá nhưng không thích hợp để bảo quản thực phẩm dễ hỏng. Ngăn có nhiệt độ lưu trữ không cao hơn -6 oC. Ngăn có nhiệt độ lưu trữ không cao hơn -12 oC.

Về dung tích không gian phía trong của buồng cách nhiệt, của ngăn hoặc ngăn phụ như xác định theo IEC 62552-3.

Tỷ số giữa điện năng tiêu thụ lớn nhất trong một năm của tủ mát, tủ lạnh, tủ đông và điện năng tiêu thụ đo được theo quy định trong trong tiêu chuẩn này. Sai lệch cho phép giữa giá trị đo được và giá trị công bố.

Nhà sản xuất phải đảm bảo giá trị dung tích đo được theo Phụ lục H của IEC 62552-3:2015 không được nhỏ hơn giá trị công bố quá 3 % hoặc 1 L, cho phép lấy giá trị nào lớn hơn.

Nhà sản xuất phải đảm bảo giá trị điện năng tiêu thụ đo được theo TCVN 7829:2016 không được lớn hơn giá trị công bố cộng thêm 15 %.

Nếu có kết quả thử nghiệm nào đó được thực hiện trên thiết bị đầu tiên lớn hơn giá trị công bố cộng thêm 15 % thì phải tiến hành thử thêm ba thiết bị nữa được chọn ngẫu nhiên. Giá trị trung bình cộng của ba thiết bị này phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị công bố cộng thêm 10 %.

Hiệu suất năng lượng tối thiểu của thiết bị xác định theo các điều kiện quy định trong TCVN 7829:2016 phải phù hợp. Theo đó tủ mát là Emax = 302 Vadj + 386 000; tủ lạnh và tủ đông đảm là Emax = 451 Vadj + 515 000. Trong đó Emax - Điện năng tiêu thụ lớn nhất trong một năm (Wh/năm); Vadj - Dung tích quy đổi, tính bằng lít (L ).

 Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang