Sự thật không ngờ: Pin mặt trời thải chất độc gấp nhiều lần lò phản ứng hạt nhân

authorThu Hường 16:46 31/08/2018

(VietQ.vn) - Nhóm ủng hộ hạt nhân Environment Progress (EP) đã đưa ra thông tin khiến không ít người ngỡ ngàng rằng, pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản ứng hạt nhân.

Pin mặt trời thường được biết đến là sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra thông tin gây sốc về những tác hại nghiêm trọng của loại pin này đến môi trường. Cụ thể, báo cáo từ nhóm ủng hộ hạt nhân EP cho rằng, pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản ứng hạt nhân. Theo báo cáo này, các tấm năng lượng mặt trời sử dụng kim loại nặng, bao gồm chì, crom (Chromium) và cadimi (Cadmium) là những thứ có thể gây hại tới môi trường.

Tiến sĩ Jeff Terry - một giáo sư vật lý hạt nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu năng lượng tại Viện Công nghệ Illinois nói rằng: "Không ai lường được về mức độ nguy hiểm của chất thải từ năng lượng mặt trời rõ ràng như với chất thải hạt nhân. Có hai loại chất thải từ năng lượng mặt trời. Chất thải từ việc sản xuất và chất thải từ tấm năng lượng mặt trời sau khi đã qua vòng đời của nó. Có các loại chất liệu trong đó mà nếu rò rỉ ra ngoài sẽ không tốt một chút nào".

Pin mặt trời không thân thiện với môi trường như chúng ta vẫn nghĩ. Ảnh: VnExpress
 
 

Terry cũng nói thêm rằng, chất thải từ các tấm năng lượng mặt trời sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề nan giải hơn cả chất thải hạt nhân, bởi các lưới điện cần một lượng lớn hơn các tấm năng lượng để sản xuất ra cùng một lượng điện với một lò phản ứng hạt nhân.

Một chuyên gia khác cũng lo lắng rằng, các nhà khoa học và kỹ sư đã có rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân, nhưng lại có rất ít kinh nghiệm đối phó với chất thải năng lượng mặt trời. “Tất cả các loại hình năng lượng đều tạo ra những sản phẩm nguyên liệu thải phụ từ việc xây dựng ban đầu, từ các hoạt động và cuối cùng là từ việc tiêu hủy".

Được biết, các tấm năng lượng mặt trời thường cực kỳ khó để tiêu hủy hoặc tái chế. Nhật Bản hiện nay cũng đang đau đầu trong việc tìm cách tái sử dụng kho chất thải năng lượng mặt trời đang ngày một dày lên, được dự đoán là sẽ vượt qua con số 10 nghìn tấn vào năm 2020 và sớm muộn sẽ đạt đến 800.000 tấn mỗi năm vào năm 2040.

Hơn nữa, đa phần các quốc gia ủng hộ năng lượng mặt trời đều không yêu cầu nhà sản xuất thu thập và tiêu hủy chất thải năng lượng mặt trời. Tại Mỹ, hiện nay có tới 1,4 triệu công trình năng lượng mặt trời, nhiều trong số đó đều đã đi gần hết vòng đời kéo dài 25 năm của mình. Chính phủ vẫn chưa có nhiều biện pháp để giải quyết chất thải năng lượng mặt trời như với chất thải hạt nhân.

Vì sao dán nhãn năng lượng tốn nhiều thời gian, chi phí?(VietQ.vn) - Chậm đẩy mạnh công nhận lẫn nhau giữa các Bộ cùng với việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành chưa đồng đều khiến cho doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực dán nhãn năng lượng.

Ông Lu Fang - đại diện Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Trung Quốc đưa ra con số ước tính, tới năm 2040 khối lượng các tấm pin mặt trời quá hạn sử dụng tại nước này dự kiến sẽ lên tới 20 triệu tấn - tương đương gấp 2.000 lần trọng lượng của tháp Eiffel. “Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho những tác động tồi tệ của chúng tới môi trường”, ông cảnh báo.

Ảnh hưởng tổng thể của các tấm năng lượng mặt trời trên thực thế đã tạm thời làm gia tăng lượng cácbon điôxít (CO2) sản sinh bởi lượng năng lượng tiêu tốn để tạo ra chúng, theo kết luận của một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2016. Các nhà khoa học dự tính rằng, muộn nhất là vào năm 2018, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời nhìn chung mới có thể có tầm ảnh hưởng tích cực lên môi trường.

 Hạnh Vũ (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang