Tái chế chai thủy tinh bỏ đi thành pin lithium ion hiệu suất cao

author 11:25 23/04/2017

(VietQ.vn) - Việc tái chế chai thủy tinh bỏ đi bằng một phản ứng hóa học đơn giản– vậy là một loại pin lithium-ion có hiệu suất cao gấp 4 lần loại pin thông thường ra đời.

Mỗi năm có hàng tỉ những chai thủy tinh bị vứt đi. Điều này khơi gợi một ý tưởng độc đáo cho các nhà khoa học ở trường đại học California (Mỹ): liệu có thể tận dụng chất silic điôxít trong vỏ các chai thủy tinh bỏ đi kia tạo thành các hạt nano silic có độ tinh khiết cao để sản xuất pin lithium-ion hay không.

Mỗi năm có hàng tỉ những chai thủy tinh bị vứt đi. Ảnh: Internet

Với một quy trình hóa học chi phí thấp, các nhà khoa học đã tái chế thành công các vỏ chai thủy tinh bỏ đi thành một loại pin lithium-ion có hiệu năng cao gấp 4 lần loại pin thông thường. Pin lithium ion là một loại pin hóa học tương đối mới, cho một mật độ nạp rất cao (nghĩa là pin có trọng lượng nhẹ nhưng có thể trữ được rất nhiều năng lượng) và không bị chịu bất cứ hiệu ứng nhớ nào. Loại pin này sẽ tăng cường thời gian hoạt động cho các thiết bị điện như laptop hay điện thoại di động với thời gian sạc ngắn hơn và độ chai pin thấp hơn các loại pin khác.

Chất silic đioxit trong vỏ chai thủy tinh bỏ đi có thể sản xuất pin lithium ion. Ảnh: UC riverside

Anot làm từ silic của pin lithium ion có thể dự trữ mức năng lượng cao gấp 10 lần so với loại anot than chì thông thường, nhưng hiện tượng các phân tử giãn nở và co lại đột ngột xảy ra trong quá trình sạc và xả pin khiến chúng không ổn định. Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm kích thước phân tử silic xuống kích thước nano đã giải quyết vấn đề này.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm(VietQ.vn) - Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm được quy định tại Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010

Quy trình này cũng liên quan đến sự giảm tốc vật lý để chuyển silic điôxít thành các phân tử nano silic, đồng thời việc bọc các phân tử nano silic bằng cacbon sẽ cải thiện tính ổn định và tăng tính năng dự trữ năng lượng. Những ắc quy có cực anot silic làm từ vỏ chai thủy tinh bỏ đi đã cho thấy hiệu suất điện hóa cao hơn nhiều so với các loại pin truyền thống trong phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Scientific Reports, hứa hẹn sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho dòng pin trong tương lai sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Xuân Hồng (Theo ScienceDaily)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang