Tận dụng bùn đáy và nước thải ao cá tra giúp tăng năng suất cây trồng

author 15:57 18/02/2015

(VietQ.vn) - Tại An Giang nhiều hộ nông dân đã sử dụng nguồn nước thải từ ao nuôi cá tra đưa vào ruộng lúa, thì năng suất lúa đã tăng lên hơn 1 tấn/ha và chi phí phân bón cũng giảm khá nhiều.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo thông tin từ trang Khoa học cho nhà nông, nhận thấy lớp bùn đáy ao có nhiều phân hữu cơ, nhiều hộ nông dân tỉnh An Giang đã tận dụng bùn thải từ ao nuôi cá tra để bón lót cho đất trồng khoai cao của mình. Kết quả rất khả quan, chẳng những khoai được mùa mà còn giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu bơm nước đáng kể.

Hiệu quả trồng rẫy được bà con nông dân nơi đây cho biết như sau: Truớc đây, khi chưa có nguồn phân của ao cá tra thì năng suất rẫy khoai cao của họ chỉ đạt tối đa là 2,5 tấn/công. Nhưng kể từ khi sử dụng hợp lý nguồn phân thải ao cá tra, năng suất khoai cao đã tăng lên đáng kể, đạt hơn 3,5 tấn/công.

Giá khoai cao trên thị trường bình quân là 4 triệu đồng/tấn và họ có lợi nhuận tăng thêm khoảng 4 triệu đồng/công đất rẫy.Ngoài ra, còn giảm được hơn phân nửa lượng phân. Tổng số lợi nhuận tăng thêm từ việc tăng năng suất, giảm chi phí phân bón, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, tính ra mỗi 1.000 m2 đất nông dân được lợithêm từ 4-5 triệu đồng. 

 Đặc biệt, nhiều trang trại ở phường Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên thực hiện mô hình nuôi cá tra sạch kết hợp ruộng lúa 2 vụ: lấy nước thải từ ao nuôi cá dẫn vào tưới ruộng lúa, năng suất lúa tăng hơn 1 tấn/ha/vụ

Lấy nước thải từ ao nuôi cá dẫn vào tưới ruộng lúa, năng suất lúa tăng hơn 1 tấn/ha/vụ

Cũng tại An Giang, nhiều trang trại ở phường Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên thực hiện mô hình nuôi cá tra sạch kết hợp ruộng lúa 2 vụ: lấy nước thải từ ao nuôi cá dẫn vào tưới rưộng lúa 2 vụ, năng suất lúa tăng hơn 1 tấn/ha/vụ và giảm lượng phân hóa học bón lúa từ 34-40% ( nuôi cá tra theo hướng công nghiệp phải thay nước ao nuôi liên tục để cá có thịt trắng và không có mùi bùn , trong nước ao nuôi cá có chứa nhiều chất đạm).

Mô hình này được Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn An Giang phổ biến cho các trang trại và hộ nuôi cá trong tỉnh thực hiện để giảm dần và tiến đến chấm dứt tình trạng thải nước trong ao nuôi cá tra ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước mặt trên sông, kênh, rạch. 

Thái Hà


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang