Tăng nguy cơ ung thư ruột kết nếu sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
WHO cảnh báo: Không dùng thuốc kháng sinh điều trị virus SARS-CoV-2
Cảnh báo: Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm dễ dẫn tới lạm dụng thuốc trong điều trị COVID-19
Cảnh báo nguy cơ tử vong do tự ý dùng thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm
Cụ thể, theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Kết quả này làm dày thêm những lý do để tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết.
Ruột kết còn gọi là đại tràng (hay ruột già) của hệ thống tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp, liệu pháp kháng sinh là bắt buộc để cứu mạng sống cho người bệnh. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể giải quyết bằng các biện pháp khác mà không cần phải dùng kháng sinh.
Tác giả nghiên cứu Sophia Harlid, nhà nghiên cứu ung thư từ Đại học Umeå, Thụy Điển cho biết, thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết trong tương lai. Mối liên hệ này với ung thư ruột kết có thể là do tác động của thuốc kháng sinh lên hệ vi sinh vật đường ruột.
Dùng thuốc kháng sinh lâu dài có thể gây ra nhiều tác hại. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 40.000 bệnh nhân trong Cơ quan đăng ký ung thư trực tràng Thụy Điển và so sánh với một nhóm đối chứng gồm 200.000 người không mắc bệnh ung thư trong dân số chung của Thụy Điển; kiểm tra dữ liệu sử dụng kháng sinh trong Sổ đăng ký thuốc kê đơn của Thụy Điển.
Họ phát hiện ra rằng cả phụ nữ và nam giới dùng thuốc kháng sinh trong hơn sáu tháng có nguy cơ phát triển ung thư ở đại tràng lên cao hơn 17% so với những người không không dùng thuốc kháng sinh.
Theo nghiên cứu, mặc dù những người dùng nhiều thuốc kháng sinh nhất có nguy cơ tăng cao nhất, nhưng có một sự gia tăng nhỏ có ý nghĩa thống kê về nguy cơ ung thư ruột kết sau một đợt dùng thuốc kháng sinh.
Kháng sinh được dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp đã sử dụng kháng sinh với các bệnh do virus, ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm… và dùng kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác như gây lãng phí tiền bạc, gây khó khăn trong chẩn đoán, gây tác dụng phụ khó chịu, và đặc biệt là tình trạng kháng thuốc (cơ thể sản sinh ra vi khuẩn kháng kháng sinh). Đây là một tình trạng nguy hiểm khiến cho thuốc kháng sinh không còn tác dụng trị bệnh đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh là thuốc cần phải kê đơn. Vì vậy người bệnh không được tùy tiện mua thuốc kháng sinh về sử dụng.
Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh nhiều còn gây ra hàng loạt tác hại dễ làm cho vi khuẩn đề kháng với tác dụng của thuốc kháng sinh, do đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, đây là hậu quả tai hại, rộng lớn và lâu dài cho toàn xã hội.
Nếu tình trạng kháng kháng sinh ngày một phổ biến thì tác hại của lạm dụng khác đồng nghĩa với việc các loại kháng sinh cổ điển, phổ biến sẽ không sử dụng để kịp thời chữa bệnh được nữa và phải cần phải sử dụng loại kháng sinh khác, đắt tiền hơn để điều trị nhiễm trùng và các bệnh khác do vi khuẩn gây ra.
Ngay cả khi thuốc kháng sinh vẫn còn có hiệu quả điều trị thì những bệnh nhân mang vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ phải điều trị trong thời gian lâu hơn, cần có sự chăm sóc, giường bệnh đặc biệt, phòng bệnh cách ly... Bên cạnh đó, việc phải nằm viện lâu dài hơn, hồi phục lâu hơn sẽ dẫn tới nguy cơ quá tải bệnh viện, khả năng mắc phải các bệnh như viêm phổi cộng đồng hoặc viêm phổi bệnh viện cũng cao hơn.
An Dương (T/h)