Tăng trưởng dựa trên sự cải thiện năng suất là cơ hội cho Việt Nam

author 13:59 13/06/2017

(VietQ.vn) - Việc xu hướng tăng trưởng dựa trên sự cải thiện năng suất của nền kinh tế thế giới nói chung đã có tác động đến nền kinh tế nhỏ đang phát triển như Việt Nam

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới Conference Board, vừa đưa ra những đánh giá lạc quan về tình hình kinh tế đầy khởi sắc trên toàn thế giới.

Trong cuộc họp báo công bố bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, các chuyên gia hàng đầu của Conference Board nhận định, nền kinh tế trên thế giới có sự tăng trưởng nhất định, đặc biệt với những nước mới nổi.

Theo ghi nhận trong bản báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu từ Conference Board, chu kỳ nền kinh tế đang khởi sắc cùng với sự phục hồi năng suất nâng tốc độ toàn cầu lên cao hơn dự định (2,5%) ở mức 2,9%. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng này có khả quan nhưng lại ở mức thấp. Bởi lẽ, nhiều vấn đề chính trị có sự tác động khá lớn đến nền kinh tế toàn cầu như: chính sách bất ổn của Mỹ, các vấn đề Brexit… được Conference Board xác định là những nhân tố chính cản đà kinh tế.

Tăng trưởng dựa trên sự cải thiện năng suất là cơ hội cho Việt Nam. Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về việc xu hướng tăng trưởng dựa trên sự cải thiện năng suất của nền kinh tế thế giới nói chung có tác động như thế nào đến những nền kinh tế nhỏ đang phát triển như Việt Nam, nhà kinh tế trưởng của Conference Board, ông Bart Van Ark cho rằng những tiến bộ công nghệ đang mở ra cơ hội để những quốc gia như Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật số nhằm hướng tới sự tăng trưởng bền vững.

Nhà Kinh tế trưởng của Conference Board cũng giảm nhẹ những tác động bất lợi mà đồng USD yếu đi hay những điều chỉnh có thiên hướng bảo hộ trong chính sách mậu dịch của Mỹ có thể gây ra đối với những nền kinh tế vốn dựa nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ như Việt Nam.

Ông cho rằng đồng USD giảm giá có thể gây ra một số khó khăn nhất định lên hoạt động xuất khẩu của những nước như Việt Nam sang Mỹ, song mức độ ảnh hưởng là không đáng kể. Mặt khác, sự suy yếu của đồng USD trong chừng mực nào đó có thể giúp thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang những nước có trình độ khoa học còn thấp.

Tương tự, chính quyền mới của Mỹ, tuy đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang theo đuổi một số điều chỉnh theo hướng bảo hộ mậu dịch, song thời gian tới sẽ tích cực xem xét việc ký kết những hiệp định mậu dịch song phương.

Ông van Ark cho rằng Washington sẽ sớm đạt được một hiệp định mậu dịch tự do với Việt Nam vì một thỏa thuận như vậy làm lợi cho cả hai quốc gia.

PV (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang