TCVN 8685-40:2023 về thử nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm não tủy truyền nhiễm ở gà
Tiêu chuẩn GHG Protocol về đo lường và báo cáo phát thải khí nhà kính
Tiêu chuẩn ISO 14067:2018 về xác định dấu vết carbon của sản phẩm
Đào tạo về TCVN ISO 18091:2020 và đánh giá năng lực chuyên gia tư vấn
Bệnh viêm não tuỷ trên gia cầm (AE) là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện trên gà con, chim cút, gà lôi và gà tây. Khi mắc bệnh, con vật thường run rẩy toàn thân đặc biệt là ở phần đầu cổ rất nhiều nên còn được gọi là dịch run. Trước đây, khi chưa có vaccine thì bệnh gây ra thiệt hại rất lớn cho bà con chăn nuôi.
Bệnh viêm não tuỷ là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus avian Encephalomyelitis (AEV) thuộc họ Picornaviridae. AEV là một ARN virus, không có vỏ bọc. Chúng bền với nhiệt, có khả năng kháng chloroform, acid, các loại enzyme tiêu hoá. Có thể tiêu diệt virus này bằng cách xông hơi formaldehyde và beta-propriolactone.
Gà con dưới 21 ngày tuổi, gà tây, gà lôi, chim cút, chim trĩ là những động vật nhạy cảm với bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở gia cầm được 1-3 tuần tuổi hoặc gia cầm đang trong giai đoạn cho trứng. Các đường lây truyền được ghi nhận là đường tiêu hoá (là đường lây chính, virus bị bài thải trong phân của thú bệnh), đường hô hấp và truyền từ mẹ sang con. Khi xâm nhập được vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá, virus nhanh chóng tăng sinh tại đây đặc biệt là ở tá tràng. Sau đó vào máu, các cơ quan nội tạng và cuối cùng là tấn công hệ thần kinh gây ra các bệnh lý đặc trưng.
Do đó, dùng vắc xin cho gà đẻ trứng từ 12-15 tuần tuổi là hữu hiệu nhất, vì bản thân gà có miễn dịch và có thể truyền sang con. Kháng thể gà con nhận được sẽ bảo hộ được chúng từ 2-3 tuần sau khi nở. Tiêm vaccine lần đầu vào tuần thứ 10-14, khả năng miễn dịch có sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên để giúp cung cấp thông tin về tình trạng viêm nhiễm, xác định nguyên nhân gây bệnh (như vi khuẩn, virus, nấm) và đánh giá mức độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh đối với các loại vắc xin điều trị thì cần phải trải qua quá trình thử nghiệm.
Thử nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm não tủy truyền nhiễm do avian encephalomyelitis virus gây ra cần tuân theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa
Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-40:2023 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin – phần 40 về vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm não tủy truyền nhiễm do avian encephalomyelitis virus ở gà. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm não tủy truyền nhiễm do Avian Encephalomyelitis Virus ở gà.
Về nguyên tắc vắc xin được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ vô trùng, độ vô hoạt bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu độ an toàn và hiệu lực được đánh giá trên động vật thí nghiệm.
Yêu cầu về vật liệu thử và thuốc thử, gà phải 4 tuần tuổi, khỏe mạnh, không có kháng thể kháng AEV (một vi rút gây bệnh viêm não tùy truyền nhiễm ở gà). Trứng gà có phôi 5 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi, được lấy từ đàn gà âm tính kháng thể AEV. Nước muối sinh lý vô trùng (dung dịch NaCl 0,9 %). Kit phản ứng miễn dịch gắn enzym (ELISA) phát hiện kháng thể kháng AEV.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau: Đèn soi trứng; Tủ ấp trứng duy trì nhiệt độ 37 °C ± 0,5 °C; Cốc có mỏ, dung tích 100 ml, 200 ml; Đĩa Petri vô trùng; Pipet đơn kênh, thể tích từ 0,5 μl đến 10 μl, từ 50 μl đến 200 μl, từ 100 μl đến 1000 μl; Pipet đa kênh, thể tích từ 5 μl đến 50 μl, từ 30 μl đến 300 μl; Đầu tip phù hợp với pipet; Dao, kéo, panh kẹp vô trùng; Xyranh 1 lần, dung tích 1 ml, 3 ml, 5 ml; Máy đọc ELISA có bước sóng từ 405 nm đến 650 nm.
Tiến hành thử nghiệm bằng cách kiểm tra cảm quan. Lắc nhẹ lọ vắc xin và quan sát độ đồng đều của hỗn dịch bằng mắt thường. Vắc xin có kết quả kiểm tra cảm quan đạt yêu cầu khi có hỗn dịch đồng đều, không đông vón, không lắng cặn.
Kiểm tra độ vô trùng bằng cách kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn, tạp nhiễm nấm mốc, tạp nhiễm Mycoplasma và tạp nhiễm Salmonella theo quy định của TCVN 8684:2022. Vắc xin có kết quả kiểm tra độ vô trùng đạt yêu cầu khi không có bất cứ tạp khuẩn, nấm mốc, Mycoplasma và Salmonella nào mọc trên môi trường kiểm tra trong thời gian theo dõi.
Kiểm tra độ vô hoạt bằng cách tiêm vào túi lòng đỏ của 10 trứng gà có phôi, mỗi trứng tiêm 0,2 ml vắc xin, 05 trứng gà có phôi làm đối chứng. Ấp các trứng đã được tiêm vắc xin ở tủ ấp trứng trong 14 ngày. Soi trứng và loại bỏ trứng chết phôi tại thời điểm 24 h sau khi tiêm. Kiểm tra bệnh tích của bệnh AE trên phôi trứng tại thời điểm 14 ngày sau tiêm (phôi có bệnh tích còi cọc). Vắc xin có kết quả kiểm tra độ vô hoạt đạt yêu cầu khi phôi sống sau tiêm 48 h và không có bệnh tích của bệnh AE tại thời điểm 14 ngày sau tiêm.
Kiểm tra độ an toàn bằng cách sử dụng 10 gà, mỗi con được tiêm dưới da cổ hoặc tiêm bắp 02 liều vắc xin ghi trên nhãn. Theo dõi toàn bộ gà trong 14 ngày. Vắc xin có kết quả kiểm tra độ an toàn đạt yêu cầu khi tất cả gà sống khỏe và không có bất kỳ dấu hiệu phản ứng bất lợi nào.
Kiểm tra hiệu lực bằng cách sử dụng 30 gà chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 gồm 20 gà, mỗi con được tiêm dưới da cổ hoặc tiêm bắp 01 liều vắc xin ghi trên nhãn; Nhóm 2 gồm 10 gà làm đối chứng, mỗi con được tiêm dưới da cổ hoặc tiêm bắp bằng nước muối sinh lý vô trùng với liều lượng như gà nhóm 1.
Sau khi sử dụng vắc xin 21 ngày đến 28 ngày, tất cả gà nhóm 1 và nhóm 2 được lấy máu, chắt huyết thanh để làm phản ứng ELISA, sử dụng kit ELISA (5.4) phát hiện kháng thể kháng AEV. Lưu ý, hiện nay, có nhiều bộ kit ELISA phát hiện kháng thể AEV bán sẵn trên thị trường. Khi sử dụng phương pháp ELISA cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vắc xin có kết quả kiểm tra hiệu lực đạt yêu cầu khi ít nhất 80 % mẫu huyết thanh của gà nhóm 1 đạt giá trị dương tính; trong khi đó 100 % mẫu huyết thanh của gà nhóm 2 đạt giá trị âm tính. Vắc xin đạt yêu cầu về thử nghiệm khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu về cảm quan, độ vô trùng, độ vô hoạt, độ an toàn và hiệu lực theo quy định.
Yêu cầu về báo cáo kết quả kiểm nghiệm phải nêu rõ: Mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử; Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết; Phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này; Tất cả các điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy ý, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả; Kết quả kiểm nghiệm thu được.
An Dương