Thái Nguyên: Phát hiện cơ sở kinh doanh gần 500 sản phẩm hồng sâm, kẹo sâm nhập lậu
Hà Nội xử lý 2.420 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
2 tháng, 2 ca tai biến tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris
Phát triển nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý: Khẳng định chất lượng nông sản đặc thù của Đồng Tháp
Sau khi xác minh thông tin, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 1 đã thực hiện kiểm tra địa điểm kinh doanh số 2 thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại B.R (địa chỉ tại xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện tại địa điểm kinh doanh này đang bày bán 480 sản phẩm nhập lậu các loại bào gồm: 90 hộp nước hồng sâm (10 chai/hộp), 30 hộp hắc sâm (10 chai/hộp), 250 gói kẹo sâm, 110 gói rong biển khô. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 24 triệu đồng.
Theo ghi nhận toàn bộ số hàng hóa trên là hàng thực phẩm do nước ngoài sản xuất (Hàn Quốc), là hàng hóa nhập khẩu, không có bất kỳ hóa đơn, chứng từ gì chứng minh tính hợp pháp đối với toàn bộ số hàng.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, ông S là người được ủy quyền Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại B.R khai nhận toàn bộ số hàng hóa nêu trên được công ty mua của một người đến giao hàng để bán (không rõ tên tuổi, địa chỉ), không có bất kỳ hóa đơn chứng từ gì chứng minh nguồn gốc hàng hóa nói trên.
Lượng lớn sản phẩm sâm không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Ảnh: Cục QLTT Thái Nguyên
Trong diễn biến liên quan tới sản phầm hồng sâm do Hàn Quốc sản xuất, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu cho rằng, với nguồn gốc quý hiếm và giá bán đắt đỏ, nước hồng sâm Hàn Quốc được xem là thức uống thượng hạng. Tuy nhiên nước hồng sâm cũng có một số tác hại nếu uống sai cách hoặc không đúng đối tượng.
Sử dụng hồng sâm có thể gây cảm giác nôn nao, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân do một số độc tính trong củ nhân sâm vẫn còn tồn tại. Hồng sâm có công dụng hạ đường huyết rất nhanh, nếu uống quá liều lượng dễ dẫn tới suy nhược cơ thể, chóng mặt, ảnh hưởng đến não bộ.
Uống quá nhiều nước hồng sâm Hàn Quốc khiến cơ thể không kịp hấp thụ. Điều này dẫn tới đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Trẻ dễ bị dậy thì sớm nếu uống hồng sâm không phù hợp lứa tuổi. Bà bầu uống hồng sâm dễ bị dị tật thai nhi hoặc sảy thai, mẹ cho con bú uống hồng sâm không tốt cho con. Những người bị viêm loét dạ dày không dùng nước hồng sâm để tránh xung huyết. Không dùng nước hồng sâm khi đang bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Hồng sâm có tính hàn, không tốt cho người đang bị cảm lạnh.
Đặc biệt đối với sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ không những không mang lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe cần thận trọng khi lựa chọn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 về sản phẩm nhân sâm
Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho các sản phẩm nhân sâm được nêu trong Điều 2 để tiêu thụ trực tiếp bao gồm cả mục đích phân phối hoặc đóng gói lại, nếu cần. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm và không áp dụng cho các sản phẩm dùng làm thuốc.
Yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, sản phẩm nhân sâm phải có hương, màu sắc, vị và nhóm ginsenoside đặc trưng của loài nhân sâm cụ thể và không chứa tạp chất. Đặc tính vật lý và hóa học, nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô. Nhân sâm phải có độ ẩm không lớn hơn 14,0 % (dạng bột: không lớn hơn 9,0 %). Tro không lớn hơn 6,0 %.
Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này không có các chất phụ gia, tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo TCVN 4832:2015. Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624.
Các sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997) về nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm. Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013.
An Dương