Thanh Hóa xử phạt cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy không đảm bảo chất lượng

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành xử phạt hộ kinh doanh Nguyễn Hoàng Giang số tiền 23,5 triệu đồng do kinh doanh phụ tùng xe máy không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Vi phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty TNHH Sen Đỏ Pharma bị xử phạt
Nghệ An xử phạt 3 doanh nghiệp vi phạm phòng cháy chữa cháy
Đồng Nai xử phạt hàng loạt cơ sở y tế tư nhân và thẩm mỹ viện vi phạm
Xử phạt Công ty Risesun New Material Việt Nam do vi phạm về môi trường
Trước đó, từ kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ quản lý theo địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 6 thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất phát hiện Hộ kinh doanh Nguyễn Hoàng Giang địa chỉ số 393 Triệu Quốc Đạt, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Hoàng Giang là chủ hộ kinh doanh đang bày bán hàng hóa là hơn 200 sản phẩm phụ tùng xe máy các loại: bộ hơi xe máy, bộ lá côn xe máy, còi xe máy, IC xe máy, … có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu, tổng trị giá hàng hoá là 43,61 triệu đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa
Sau quá trình củng cố hồ sơ vụ việc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Nguyễn Hoàng Giang số tiền 23,5 triệu đồng về các hành vi kinh doanh hàng hóa là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và kinh doanh hàng hoá hàng hoá nhập lậu.
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm 43,61 triệu đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật và buộc tiêu huỷ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định.
Cũng liên quan đến vi phạm nhãn hiệu, ngày 13/01/2025, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Kim Chung 295 phố Thiều có địa chỉ tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa số tiền 55 triệu đồng do bày bán 11 sản phẩm trang sức gồm lắc tay, nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Chanel và Dior đang được bảo hộ tại Việt Nam, tổng trị giá hàng hoá là 23,16 triệu đồng.
Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường, ngày 29/12/2023 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 24/2023/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư nêu rõ, đối tượng kiểm tra là sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình. Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Duy Trinh