Thu gom lốp cũ về 'tân trang' lại để bán có vi phạm pháp luật không?
Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq
Thủ tục chuyển đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp
Tài sản được phân chia ra sao khi không có di chúc?
Các trường hợp cảnh sát được tạm giữ ô tô đỗ sai quy định
Độc giả Trần Văn Thái (Hà Nam): Gần đây, tôi nghe báo chí phản ánh rất nhiều về tình trạng có các cơ sở thu gom lốp cũ về "tân trang" lại để bán. Xin hỏi việc này có vi phạm pháp luật không?
Về việc thu gom lốp về "tân trang'"lại để bán sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà có chế tài xử phạt tương ứng. Ảnh minh họa
Trả lời:
Căn cứ quyết định 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ quy định: Săm, lốp là sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sản phẩm thải bỏ là chất thải có nguồn gốc từ sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm được thải bỏ sau quá trình sử dụng thuộc danh mục của quyết định 16/2015/QĐ-TTg
Căn cứ nghị định 155/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Điều 31. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
1. Phạt cảnh cáo đối với người tiêu dùng có hành vi không chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp nhà phân phối không phối hợp với nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ theo quy định; không lưu giữ các sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi; không cung cấp thông tin cho nhà sản xuất theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thu gom nhưng không chuyển các sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi theo quy định.
4. Vi phạm các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án, kế hoạch thu hồi sản phẩm thải bỏ đã đưa ra thị trường Việt Nam; không báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không công khai thông tin về danh sách các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có điểm thu hồi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận để xử lý những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường hoặc những sản phẩm thải bỏ của mình đã đưa ra thị trường do nhà sản xuất khác thu hồi được khi có yêu cầu;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tự xử lý, tái sử dụng hoặc không chuyển giao sản phẩm thải bỏ đã thu hồi cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này gây ô nhiễm môi trường.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này gây ra.
Ngoài ra người vận chuyển sản phẩm thải bỏ cũng bị xử phạt vi phạm, cụ thể:
“Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp: Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất) quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; vận chuyển chất thải nguy hại thuộc Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền”
Luật sư Đặng Văn Cường
Văn phòng luật sư Chính Pháp