Thừa Thiên Huế xử phạt 19 cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ngãi: Xử phạt hộ kinh doanh ngoại tệ trái phép, buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Đà Nẵng xử phạt 4 doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Đắk Lắk: Xử phạt 4 doanh nghiệp vi phạm trong kinh doanh sầu riêng
Sóc Trăng: Xử phạt đơn vị kinh doanh thời trang giả nhãn hiệu
Bám sát chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Đội Quản lý thị trường số 4 đã quán triệt triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn quản lý. Theo đó, các tổ quản lý địa bàn thường xuyên nắm tình hình thị trường, rà soát, theo dõi các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin đường dây nóng rộng rãi đến người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh để cung cấp thông tin khi phát hiện các hành vi vi phạm.
Qua công tác quản lý địa bàn và nắm bắt thông tin, trong tháng 9 năm 2024 Đội Quản lý thị trường số 4 đã kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở, trong đó vào ngày 24 và 26 tháng 9 năm 2024, Đội Quản lý thị trường số 4 đã phát hiện, kiểm tra, xử lý 02 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh: Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cụ thể, vào ngày 24/9/2024 Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh H.L tại địa chỉ Trung tâm Thương mại Quảng Điền, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế do bà L.T.H.L làm đại diện. Tại thời điểm kiểm tra hộ kinh doanh L.T.H.L đang trưng bày để bán hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam gồm 35 bộ quần áo thể thao trẻ em hiệu NIKE, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE, Tang vật vi phạm trị giá 3,5 triệu đồng.
Tiếp đó, vào ngày 26/9/2024 Đội Quản lý thị trường số 4 đã phát hiện và kiểm tra hộ kinh doanh L.S tại địa chỉ thôn An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế do bà H.T.M làm đại diện có hành vi đang trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là giày thể thao NIKE không có hóa đơn chứng từ, trị giá hàng hóa là 2,88 triệu đồng.
Với vi phạm trên, Đội Quản lý thị trường số 4 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính xử phạt 12 triệu đồng đối với 02 hộ kinh doanh nêu trên.
Trong dịp này, ngoài công tác kiểm tra, đoàn kiểm tra đã tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bổ sung các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có đầy đủ nhãn đúng quy định, có nguồn gốc xuất xứ, có ngày sản xuất, hạn sử dụng; thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ chế biến, vệ sinh môi trường tại các điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm và môi trường xung quanh, đặc biệt không đưa các phụ gia độc hại và các thực phẩm không rõ nguồn gốc vào chế biến, sản xuất thực phẩm.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 4 đã kiểm tra 07 cơ sở. Trong đó có 4 cơ sở sản xuất thực phẩm; 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm. Phát hiện 02 cơ sở vi phạm, đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở này và tham mưu UBND thị xã Hương Trà ra quyết định xử phạt.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ảnh: Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Trước thực tế trên, Đội Quản lý thị trường số 4 sẽ tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn nắm bắt các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước tromh quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời cho ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ…, nhằm hướng tới môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị trường.
Theo số liệu, tính đến ngày 30/9/2024, Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế thực hiện 574 vụ kiểm tra, phát hiện, xử lý 461 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 3,1 tỷ đồng (đạt 103%), tổng trị giá tang vật vi phạm gần 3,8 tỷ đồng; đã tổ chức tuyên truyền 752 cơ sở, cam kết 707 cơ sở.
Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý trên khâu lưu thông và trên thị trường nội địa.
Duy Trinh