Tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ

author 05:27 04/06/2024

(VietQ.vn) - Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng thực hiện tại Hà Lan cho biết, việc sử dụng một số thực phẩm siêu chế biến có thể làm tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Một phân tích mới được công bố trên Tạp chí của Hà Lan do Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng thực hiện, cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (UPF) có thể liên quan đến khoảng 1/3 trường hợp mất ngủ trong dân số nói chung.

Thực phẩm siêu chế biến hiện có rất nhiều xung quanh chúng ta như các loại giăm bông, xúc xích, đồ ăn nhẹ chiên, nước giải khát có ga, kem, bánh kẹo…

Dựa trên dữ liệu của 39.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện gần 20% bị mất ngủ mãn tính sau khi tiêu thụ 16% năng lượng từ thực phẩm siêu chế biến. Đối với nhóm mất ngủ mãn tính, tỉ lệ năng lượng tiêu thụ từ thực phẩm siêu chế biến cao hơn mức trung bình và cao hơn nhiều so với những người ngủ ngon. Mối liên hệ này được quan sát ở cả nam và nữ, trong đó nam giới bị ảnh hưởng mạnh hơn.

Thực phẩm siêu chế biến là nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường, muối và nhiều loại phụ gia, từng được nhiều nghiên cứu cảnh báo là làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, mất trí nhớ, và vấn đề sức khỏe tâm thần…

TS Marie-Pierre St-Onge từ Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ và sinh học thuộc Khoa Y - Đại học Columbia (Mỹ), tác giả chính, cho biết họ đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 39.000 người.

 Thực phẩm siêu chế biến tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới giấc ngủ. Ảnh minh họa

Nhóm tình nguyện viên này cho biết họ tiêu thụ khoảng 16% năng lượng từ UPF và gần 20% bị mất ngủ mạn tính. Phân tích sâu hơn nhóm mất ngủ mạn tính, tỉ lệ năng lượng tiêu thụ từ UPF cao hơn mức trung bình và cao hơn nhiều so với những người ngủ ngon. Mối liên hệ này được quan sát ở cả nam và nữ, trong đó nam giới bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn một chút. Các tác giả cũng ước tính UPF có thể liên quan đến khoảng 1/3 trường hợp mất ngủ trong dân số nói chung.

UPF là nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường, muối và nhiều loại phụ gia, từng được nhiều nghiên cứu cảnh báo là làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, mất trí nhớ, vấn đề sức khỏe tâm thần… Đối với cơ chế thúc đẩy tình trạng mất ngủ, các tác giả cho biết cần phải nghiên cứu thêm. Tuy vậy, bằng chứng mới này ủng hộ khuyến nghị phổ biến rằng nên hạn chế tiêu thụ UPF.

Thực phẩm siêu chế biến là các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên. Các thành phần này cũng bao gồm các thành phần được sử dụng cho thực phẩm chế biến nhóm 3, chẳng hạn như muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, bảo quản.

Ngoài ra, đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong ẩm thực, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trạng hoặc biến thực phẩm nhóm 4 có cảm quan như thực phẩm nhóm 1, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)…

Các chất phụ gia có thể được sử dụng để tăng cường hình thức, kết cấu, mùi vị hoặc độ bền của thực phẩm, cùng với việc bổ sung thêm màu sắc, hương vị và chất nhũ hóa.

Thông thường, thực phẩm siêu chế biến có nhiều muối, đường và chất béo, ít vitamin và chất xơ, đồng thời có rất ít hoặc không có thực phẩm toàn phần (thực phẩm chưa qua chế biến và tinh chế hoặc rất ít).

“Thực phẩm siêu chế biến là thực phẩm không có gì giống với các bộ phận/thành phần cấu thành của nó. Thực phẩm siêu chế biến đã bị mất đi giá trị dinh dưỡng (về cơ bản). Nó cũng có nhiều thành phần, bao gồm cả phụ gia thực phẩm (tức là chất béo hydro hóa, tinh bột biến tính) không được sử dụng trong nấu ăn tại nhà. Những thực phẩm này chủ yếu có nguồn gốc công nghiệp và có thể bảo quản trong thời gian dài”, Dana Hunnes, Tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cấp cao tại Trung tâm Y tế UCLA nói với Medical News Today.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang