Thuốc kháng sinh - 'con dao hai lưỡi'
Chuyên gia nhận định mức độ nguy hiểm của khí cười
Ajinomoto tiếp tục theo đuổi các sáng kiến cải thiện dinh dưỡng cho người Việt
TP. HCM: Tạm giữ hàng loạt nguyên liệu và linh kiện dùng cho thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Việc mua thuốc kháng sinh hiện nay khá dễ dàng. Mỗi khi ho, sốt, viêm họng nhẹ… mặc dù chưa cần sử dụng thuốc kháng sinh nhưng chỉ cần ra các cửa hàng thuốc, mọi người đều có thể mua được mà không cần đến kê đơn của bác sĩ. Trong khi đó, những bệnh này, nhất là với trẻ nhỏ, có thể dùng biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho... mà không cần dùng kháng sinh.
Theo các bác sĩ, sử dụng kháng sinh như "con dao hai lưỡi", một mặt nó giúp điều trị bệnh hiệu quả, mặt khác khi sử dụng thuốc kháng sinh, ít nhiều trên cơ thể có vi khuẩn tiết ra các chất để kháng lại kháng sinh mà người bệnh dùng. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh, dù đúng bệnh hay lạm dụng thì mức độ đề kháng với kháng sinh sẽ tăng lên, nếu càng nhiều loại thì cơ thể sẽ đề kháng càng nhiều kháng sinh.
Cụ thể, đề kháng kháng sinh (AMR) có thể gây ra ngộ độc. Bởi thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào được đưa vào cơ thể con người đều được hấp thụ, chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Vì vậy, gan sẽ là bộ phận đầu tiên tiếp nhận và gây phản ứng. Trong khi đó, gan và thận ở trẻ em còn yếu, chưa hoàn thiện và còn thải trừ chậm nên nếu sử dụng thuốc thường xuyên sẽ gây tình trạng tích tụ, ngộ độc.
AMR còn gây dị ứng, tiểu đường và béo phì. Nguyên nhân là thuốc kháng sinh sẽ làm hại vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh chứa một số phẩm màu tương tác với ibuprofen và acetaminophen, là các thuốc hay dùng cho trẻ. Chỉ cần một lượng rất nhỏ phụ gia cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở trẻ mẫn cảm.
Hiện nay, người dân rất dễ dàng mua thuốc kháng sinh tại các cửa hàng thuốc.
Bên cạnh đó, phần lớn các bệnh cảm cúm đều là do virus. Nếu lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này không những không trị bệnh mà còn gây tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy, khiến bệnh tình trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong.
Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Khánh, Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, những năm trước, bệnh nhân sau điều trị kháng sinh một thời gian mới xuất hiện biểu hiện đa kháng. Thời gian gần đây, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bệnh nhân không có điều kiện được thăm khám đầy đủ, tự điều trị bệnh tại nhà, cùng nhiều yếu tố khách quan khác... đã xuất hiện nhiều trường hợp mới nhập viện có kết quả dương tính với các chủng đa kháng.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một bệnh nhân nam nhập viện tháng 2/2023, trong tình trạng đau bụng, xuất huyết tiêu hóa. Sau khi nội soi không ghi nhận bất thường, bệnh nhân có nền phình động mạnh chủ ngực, chuyển lên khoa phẫu thuật mạch máu điều trị thì phát hiện dương tính với vi-rút chủng đa kháng.
Theo các bác sĩ tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị ca bệnh này gặp rất nhiều khó khăn, bởi bệnh nhân liên tục xuất hiện triệu chứng đa kháng, gây cản trở rất nhiều trong quá trình điều trị. Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt với trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng kháng sinh khi không có đơn thuốc của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị bệnh lại cũng không sử dụng thuốc kháng sinh thừa từ lần điều trị trước, không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của mình với người khác.
Có rất nhiều hậu quả của việc làm dụng kháng sinh, có thể kể đến như:
• Bệnh lý trở nên trầm trọng, thời gian điều trị kéo dài.
• Thường xuyên nhập viện và tái phát.
• Lây nhiễm trong cộng đồng, khiến việc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia.
• Gia tăng gánh nặng lên gia đình người bệnh và các cơ sở y tế kém phát triển.
Thanh Hiền (t/h)