Tiền Giang phát hiện xử lý 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng
Phú Yên phát hiện hàng loạt sản phẩm phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả nhãn hiệu tại chợ Bến Thành
Cảnh báo chất lượng nho sữa Trung Quốc giá siêu rẻ bán tràn lan tại Việt Nam
Phát hiện, xử lý 36 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận
Tiền Giang phát hiện cơ sở kinh doanh bán gạo giả mạo nhãn hiệu
Vào ngày 10/9 và 12/9/2024, Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất tại 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ở huyện Cai Lậy và Cái Bè. Tại cơ sở kinh doanh thực phẩm, đoàn kiểm tra phát hiện khu vực bảo quản thực phẩm như bánh, kẹo, và nước yến bị côn trùng xâm nhập. Sau khi lấy mẫu thử nghiệm, một mẫu thực phẩm bổ sung được xác định là hàng giả với chỉ tiêu Vitamin K1 chỉ đạt 15% so với mức công bố. Ngày 14/10/2024, Đội QLTT số 5 đã lập biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ đến Cơ quan Công an huyện Cai Lậy vào ngày 15/10/2024 để điều tra thêm do có dấu hiệu tội phạm.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm về chất lượng. Ảnh: Cục QLTT Tiền Giang
Tại cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đoàn kiểm tra cũng phát hiện một mẫu thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng, với hàm lượng Vitamin B6 chỉ đạt 11% so với tiêu chuẩn. Sau khi hoàn tất hồ sơ, ngày 17/10/2024, Đội QLTT số 5 đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với cơ sở này, với tổng mức phạt hơn 5 triệu đồng, buộc cơ sở nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.
Trước đó, vào ngày 5/9/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây tiến hành kiểm tra định kỳ tại hai cơ sở kinh doanh thực phẩm. Qua lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng, đoàn kiểm tra phát hiện ba trong số bốn mẫu không đạt yêu cầu. Đáng chú ý, một mẫu bị xác định là hàng giả với các chỉ tiêu về đạm, Vitamin B12 và Vitamin D3 lần lượt chỉ đạt 41%, 63%, và gần 0,1% so với công bố.
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến gần 10 triệu đồng. Đội QLTT số 4 đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an huyện Gò Công Tây vào ngày 15/10/2024 để điều tra, xử lý theo quy định.
Đối với các vi phạm còn lại liên quan đến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn công bố, Đội QLTT số 4 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 18/10/2024 với số tiền gần 6 triệu đồng.
Bên cạnh việc xử phạt, đoàn kiểm tra cũng tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Các cơ sở được hướng dẫn không buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, và đảm bảo chất lượng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự an toàn của thực phẩm. Không chỉ chú trọng đến hương vị, họ còn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến vệ sinh và mức độ an toàn của sản phẩm mà họ sử dụng. Liệu thực phẩm có chứa những chất gây hại cho sức khỏe? Quy trình sản xuất có đảm bảo hợp vệ sinh hay không?
Xu hướng này đã thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Những tiêu chuẩn phổ biến như GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mà còn đảm bảo các quy trình từ sản xuất, lưu trữ đến vận chuyển đều đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất.
ĐỂ BIẾT THÊM NỘI DUNG TOÀN VĂN CỦA GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000
VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Đ/c: Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 37562608/ 37564268
Email: ismq@tcvn.gov.vn
Duy Trinh