Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Một số nội dung lớn của tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP
Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
ISO 9001 là tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức. Ảnh minh họa.
ISO 9001 được ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét, hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015 là phiên bản cập nhật mới nhất hiện nay. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Phiên bản mới nhất này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức khi áp dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất là tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ: Việc đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015 là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai là tăng cường niềm tin của khách hàng và đối tác: Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 nghĩa là đã thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, như lời cam kết chất lượng đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.
Thứ ba là chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đảm bảo: ISO 9001:2015 giúp kiểm soát tốt đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ tư là Phát triển nguồn lực: ISO 9001:2015 khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên nhằm cải thiện năng lực, kỹ năng của họ. Từ đó tăng cường sự đóng góp của nhân viên và nâng cao trình độ và chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ năm là tăng khả năng thích ứng trước các thay đổi: ISO 9001:2015 đặt trọng tâm vào việc quản lý rủi ro và khả năng thích ứng với thay đổi, giúp tổ chức và doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thị trường.
Mai Phương