Tiêu chuẩn ISO với vấn đề nhân quyền và sự phát triển bền vững

author 16:06 12/12/2020

(VietQ.vn) - Năm nay, Ngày Nhân quyền (10/12) tập trung vào tác động của COVID-19, nhấn mạnh các hành động sẽ cho phép chúng ta phục hồi hoàn toàn và xây dựng lại một tổ chức tốt hơn, kiên cường, công bằng và bền vững.

ISO luôn ủng hộ xã hội thừa nhận đầy đủ tầm quan trọng của quyền con người, cùng với đó, giúp những người thực hiện việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế đóng góp trực tiếp vào quyền con người cũng như đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). 

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ điểm yếu khi chúng ta thực hiện công việc và đưa ra những lĩnh vực mới mà chúng ta cần tập trung trong tương lai. Liên Hợp Quốc tổ chức Ngày kỷ niệm Quốc tế với mục tiêu để mọi người có thể hiểu đầy đủ về quy mô của những thách thức phải đối mặt.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạt được những mục tiêu toàn cầu chung nếu tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, giải quyết khó khăn bởi COVID-19 và những điều đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền để giải quyết vấn đề bất bình đẳng sâu xa, có hệ thống, loại trừ phân biệt đối xử”, ông Staffan Söderberg, Phó chủ tịch nhóm công tác ISO phát triển ISO 26000 chia sẻ.

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp đang đánh giá mức độ thiệt hại và tìm ra giải pháp để phục hồi kinh tế. Mục tiêu của Liên Hợp Quốc là đảm bảo trong việc tìm kiếm các giải pháp, nhân quyền là trọng tâm của những nỗ lực phục hồi. Khi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới phải vật lộn với vấn đề quan trọng không thể lường trước được thì những vấn đề cơ bản cần được giải quyết triệt để.

Liên Hợp Quốc đã lập danh sách rõ ràng các bước cần thực hiện để giải quyết những nhiệm vụ như: hình thức phân biệt đối xử; đấu tranh chống bất bình đẳng; khuyến khích sự tham gia và đoàn kết; thúc đẩy phát triển bền vững. Trong nhiều lĩnh vực, tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng có thể giúp ích. 

Quyền con người là trọng tâm của SDGs: "Nếu không có con người, chúng ta không thể hy vọng tạo ra phát triển bền vững". Quyền con người được nâng cao nhờ tiến bộ trong việc đạt được tất cả các mục tiêu SDG. Bằng cách giúp các thành viên ISO tận dụng tối đa tiêu chuẩn hóa quốc tế và đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ISO, giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. 

Các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế đều được giải quyết trực tiếp bởi tiêu chuẩn ISO. Các tổ chức và doanh nghiệp mong muốn đóng góp cho SDGs sẽ tìm thấy công cụ hiệu quả trong Tiêu chuẩn Quốc tế để giúp họ đáp ứng thách thức. Đối với mỗi SDG, ISO đã xác định các tiêu chuẩn hữu ích nhất.

Danh mục các tiêu chuẩn ISO bao gồm mọi chủ đề từ các giải pháp kỹ thuật đến hệ thống quản lý quy trình và thủ tục, số lượng các tiêu chuẩn ISO tương ứng với mỗi SDG là rất ấn tượng. 

ISO 26000, Tiêu chuẩn Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội là một trong những tiêu chuẩn ISO được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất. Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tiên tiêu chuẩn này. Kể từ đó, tiêu chuẩn đã giúp phổ biến các nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền bằng cách cung cấp các hướng dẫn cho những người mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn ISO này mở đường cho trách nhiệm xã hội, ngày càng được coi là phương tiện để một tổ chức đánh giá cam kết của mình đối với sự phát triển bền vững, bao gồm cả quyền con người và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. 

Tiêu chuẩn được đưa ra vào năm 2010 sau 5 năm đàm phán căng thẳng với nhiều bên liên quan từ khắp nơi trên thế giới. Hơn 500 chuyên gia, bao gồm đại diện các cơ quan công quyền, các tổ chức phi chính phủ, ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức công đoàn trên khắp thế giới đã tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn này, để tiêu chuẩn này được thiết lập tốt bởi sự đồng thuận quốc tế. 

“Kể từ khi được công bố cách đây 10 năm, tiêu chuẩn đã được hơn 80 quốc gia, hầu hết là các quốc gia đang phát triển áp dụng, và dấu ấn của nó hiện rõ trong các chính sách công và doanh nghiệp ở Indonesia, Chile, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác”, Phó Chủ tịch Nhóm công tác ISO về phát triển ISO 26000 nhấn mạnh.

 Hà My

Áp dụng thành công ISO 9001:2015 - khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thị trường(VietQ.vn) - Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa là mục tiêu hàng đầu, giải pháp then chốt của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì bám sát mục tiêu này là cách tối ưu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong chuỗi giá trị và khẳng định vị thế trên thị trường.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang