Tiểu sử bầu Kiên và các dấu mốc trong đời

author 15:45 16/04/2014

(VietQ.vn) - Bầu Kiên tên là Nguyễn Đức Kiên. Hồi nhỏ, ông học trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sau đó, Nguyễn Đức Kiên thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật quân sự).

Bầu Kiên tên là Nguyễn Đức Kiên. Hồi nhỏ, ông học trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau đó, Nguyễn Đức Kiên thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật quân sự).

Vì học giỏi nên Nguyễn Đức Kiên đã được chọn vào Đại đội 156, có gần 200 người, được đi du học. Hồi đó, Nguyễn Đức Kiên được gửi đi học tại Hungary, học trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin, vô tuyến điện. (TS Nguyễn Quang A, Giám đốc Công ty tin học 3C và Đại tá Hồng Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân cũng từng học ở đây).

Tiểu sử bầu Kiên có nhiều điểm đáng chú ý

Tiểu sử bầu Kiên có nhiều điểm đáng chú ý

Sau khi về nước, Nguyễn Đức Kiên ra ngoài làm kinh doanh. Ông tham gia nhiều ngành nghề như may mặc, ngân hàng, bóng đá...

Ngày 20-8-2012, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an tiến hành khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên, ngõ 27 Xuân Diệu, Q.Tây Hồ, Hà Nội) về hành vi “kinh doanh trái phép” theo điều 159 Bộ Luật hình sự.

Ngày 23-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công An đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật hình sự

Ngày 17-9-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải yến về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 18-9-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố thêm hai tội danh đối với ông Nguyễn Đức Kiên về các tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 18-9-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố ông Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cùng tội danh trên, các ông Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, nguyên là phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, ông Phạm Trung Cang nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank cũng bị khởi tố.

Ngày 31-5-2013-2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên Kiên về hành vi trốn thuế.

Ngày 12-12-2013, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng số 02 vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Á Châu (ACB) và một số doanh nghiệp, truy tố 7 bị can ra TAND TP Hà Nội để xét xử theo pháp luật. Đồng thời, ngày 12-12-2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.

Ngày 3-1-2014, TAND TP.Hà Nội có quyết định trả hồ sơ vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) để tiến hành điều tra bổ sung. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội xem xét hành vi của ông Phạm Trung Cang, ông Huỳnh Quang Tuấn về tội Cố ý làm trsi quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 20-1-2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Quang Tuấn và phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 27-1-2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng vụ án Bầu Kiên thay thế bản cáo trạng số 02 ngày 12-12-2012, truy tố thêm hai bị can Huỳnh Quang Tuấn và Phạm Trung Cang.

Ngày 16-4-2014, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đưa vụ án Bầu Kiên ra xét xử.

Thu Hà

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang