Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 4/12

author 06:45 04/12/2014

(VietQ.vn) – Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 4/12 đề cập đến các sự kiện như Bà Rịa - Vũng Tàu ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi, Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ nữ”, Lá chắn vô hình bảo vệ trái đất và Công nghệ điều hòa không cần điện.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 4/12 trong nước  

Bà Rịa - Vũng Tàu ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi

Theo tin tức khoa học công nghệ mới nhất trên báo chí, vừa qua, tại UBND xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và công nghệ (KH&CN) (thuộc Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp với Hội Nông dân huyện Châu Đức tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi” do PGS.TS Dương Nguyên Khang - Giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh trình bày. Tham gia buổi báo cáo có đại diện hội nông dân huyện Châu Đức, hội nông dân xã Bình Ba và khoảng 150 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Tại buổi báo cáo, PGS.TS Dương Nguyên Khang trình bày về ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và chăn nuôi gà, vịt; quy trình làm đệm lót sinh học trong xử lý chất thải và sử dụng chế phẩm sinh học; giới thiệu một số mô hình trên địa bàn tỉnh và ở các địa phương khác đã áp dụng phương pháp này trong chăn nuôi.

 

Tin khoa học công nghệ trong nước: Bà Rịa – Vũng Tàu ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi

Tin khoa học công nghệ trong nước: Bà Rịa – Vũng Tàu ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi. Ảnh Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi mới được áp dụng tại Việt Nam với nguyên liệu làm đệm lót là trấu, mùn cưa, vỏ đậu phộng. Ứng dụng phương pháp này trong chăn nuôi sẽ làm giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp từ vật nuôi, giảm sức lao động, chi phí điện nước, giảm ô nhiễm môi trường và tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau ba năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi (2011-2013).

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi đã được nhiều hộ chăn nuôi heo, gà quy mô lớn trên địa bàn tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Buổi báo cáo chuyên đề đã thực sự mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho người nông dân huyện Châu Đức trong vấn đề xử lý chất thải của chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường, nguồn nước.

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ nữ”

Để nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức và sự tự tin của cán bộ nữ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Chi hội Nữ trí thức Bộ KH&CN phối hợp với Hội nữ trí thức Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ nữ” tại Bộ KH&CN.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, GS.TS. Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, TS. Jean Munro, chuyên gia tư vấn cấp cao của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), TS. Trần Đắc Hiến - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,  Hội viên Hội nữ trí thức Việt Nam và toàn thể cán bộ nữ của Bộ KH&CN.

 

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ nữ” là tin khoa học công nghệ trong nước hữu ích ngày hôm nay

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ nữ” là tin khoa học công nghệ trong nước hữu ích ngày hôm nay. Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, KH&CN, tri thức của con người là nền tảng, hợp tác và hội nhập là cơ sở để phát triển. KH&CN với vai trò là động lực của nền kinh tế sẽ đòi hỏi đất nước cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần sáng tạo và chuyên môn nghiệp vụ cao để thực hiện đổi mới hoạt động KH&CN, góp phần vào tăng trưởng nhanh trên nền kinh tế tri thức… Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ đang chiếm 52% tỷ lệ dân số. Do đó, việc hỗ trợ phát triển năng lực của cán bộ nữ nói chung và cán bộ nữ KH&CN nói riêng thật sự là cần thiết.

Trong thời gian diễn ra hội thảo, bài thuyết trình của các diễn giả đã giúp cho chị em phụ nữ có cách nhìn nhận mình đúng hơn, nâng cao sự tự tin và đặc biệt luôn cần có sự tư vấn, trao đổi hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong quá trình hoạt động của mình. Kết thúc hội thảo, chị em phụ nữ rất phấn khởi vì lần đầu tiên những kiến thức tưởng rất thường ngày đã được khái quát hóa và phát triển trên cơ sở phương pháp luận khoa học. Thông điệp quan trọng của Hội thảo gửi tới cho chị em phụ nữ là cần có sự hướng dẫn, chia sẻ và kết nối với nhau để cùng nhau phát triển bền vững.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 4/12 thế giới

Lá chắn vô hình bảo vệ trái đất

Theo tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất, các nhà khoa học đã phát hiện một tấm lá chắn vô hình cách bề mặt trái đất gần 11.600 km, có công dụng bảo vệ chúng ta trước những sự tấn công độc hại của các electron di chuyển với tốc độ cận ánh sáng.

Ở vùng cận không gian ngay bên ngoài rìa khí quyển, đây là nơi tập kết của các hạt electron “sát thủ” luôn đe dọa phá hỏng vệ tinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các phi hành gia. Tuy nhiên, sự sống trên trái đất hầu như được bảo toàn nhờ vào sự hiện diện của công nghệ “lá chắn” giống như loại dùng cho tàu du hành vũ trụ Enterprise trong loạt phim Star Trek.

 

Tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất 4/12: Lá chắn vô hình với hai vành đai Van Allen bao bọc địa cầu, bảo vệ trái đất

Tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất 4/12: Lá chắn vô hình với hai vành đai Van Allen bao bọc địa cầu, bảo vệ trái đất. Ảnh NASA 

Các vành đai bức xạ Van Allen được phát hiện vào năm 1958, hiển thị dưới dạng hai vòng có hình bánh rán, cấu thành từ các hạt phân tử mang điện tích lượn lờ ở độ cao hơn 40.000 km. Chúng được duy trì đúng vị trí nhờ vào trường điện từ của Trái Đất. Các nhà khoa học phát hiện thấy phần bên trong của vành đai chứa đầy các hạt proton điện tích cao, còn khu vực bên ngoài toàn là hạt electron. Những vành đai này được cho là liên tục bổ sung bởi các tia vũ trụ và gió mặt trời, và chúng có thể phồng lên hoặc co lại tùy theo diễn biến của thời tiết không gian. Trong số này, nguy hiểm nhất chính là các hạt electron “sát thủ”.

Tuy nhiên, những hạt điện tích tốc độ cực cao này nếu di chuyển với tốc độ hơn 160.000 km/giờ sẽ ít gây rắc rối cho cộng đồng sinh vật trên bề mặt trái đất. Toàn bộ sức mạnh tấn công của các hạt electron đều bị hóa giải ở ngưỡng độ cao gần 11.600 km, giống như thể chúng bị đâm vào một bức tường bằng kính.

Công nghệ điều hòa không cần điện

Theo thông tin khoa học công nghệ mới nhất, các nhà nghiên cứu vừa chế tạo thành công một vật liệu siêu mỏng mới có thể làm mát các tòa nhà mà không cần điện, bằng cách bắn nhiệt trực tiếp vào không gian bên ngoài. Ngoài việc làm mát các khu vực không được tiếp cận nguồn cung cấp điện, vật liệu mới này còn có thể giúp làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Chỉ tính riêng tại Mỹ, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ đã chiếm tới gần 15% điện năng tiêu thụ của các tòa nhà.

Cốt lõi của công nghệ làm mát mới là một vật liệu đa lớp, có độ dày chỉ 1,8 micron, mỏng hơn phiến lá nhôm mỏng nhất hiện có. Nó cũng có độ dày thua xa kích thước một sợi tóc người, vốn có độ rộng trung bình khoảng 100 micron (1 micron = 0,001 mm).

Nhóm sáng chế cho biết, vật liệu mới cấu tạo gồm 7 lớp silicon điôxit và hafni điôxit đặt phía trên một lớp bạc mỏng. Cách mỗi lớp biến thiên về độ dày khiến vật liệu uốn cong các dạng nhìn thấy được và vô hình của ánh sáng, theo những cách thức mang lại cho nó đặc tính làm mát.

 

Công nghệ điều hòa không cần điện là tin khoa học công nghệ cập nhất khá nổi bật ngày 4/12

Công nghệ điều hòa không cần điện là tin khoa học công nghệ cập nhất khá nổi bật ngày 4/12. Ảnh Live Science

Một cách sử dụng vật liệu để làm mát tòa nhà là dùng nó làm gương phản chiếu. Bằng cách phản xạ tới 97% ánh sáng mặt trời tới, nó sẽ giúp các tòa nhà che phủ tránh bị nóng lên. Ngoài ra, khi vật liệu này hấp thu nhiệt, kết cấu đặc biệt đảm bảo rằng, nó chỉ phát tỏa các bước sóng bức xạ hồng ngoại nhất định mà không khí không hấp thụ. Thay vào đó, bức xạ hồng ngoại này tự do thoát khỏi bầu khí quyển và di chuyển vào không gian. Theo một thử nghiệm nguyên mẫu vật liệu làm mát này ở Stanford, nó có thể làm dịu mát gần 5 độ C so với không khí xung quanh, ngay cả dưới ánh nắng mặt trời.

Nhóm sáng chế nhấn mạnh, giá thành và tác dụng của vật liệu mới dường như ưu việt hơn so với những vật liệu đang được sử dụng trong các hệ thống điều hòa trên nóc nhà, chẳng hạn như các hệ thống chạy bằng năng lượng do pin mặt trời cung cấp. Thiết bị làm mát mới cũng có thể hoạt động song song cùng các công nghệ điều hòa khác.

Tuy nhiên, mẫu vật liệu này hiện chỉ có chiều ngang khoảng 20cm, tương đương kích cỡ của một chiếc bánh pizza cỡ nhỏ nên đang được nghiên cứu chế tạo các mẫu lớn hơn để đáp ứng nhu cầu che phủ làm mát các tòa nhà trong đời thực.

Nguyễn Dung (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang