Tình trạng thiếu chip vẫn còn kéo dài gây ra những tác động tiêu cực

author 10:41 22/09/2022

(VietQ.vn) - Theo phân tích của các chuyên gia, tình trạng thiếu chip không đồng đều giữa các quốc gia có thể sẽ kéo dài đến 2024.

Chất bán dẫn, còn được gọi là chip, là thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm, từ điện thoại thông minh đến ô tô. Tuy nhiên tình trạng thiếu chip trên toàn cầu thời gian qua đã tác động tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ. Theo dự đoán của các chuyên gia, tình trạng này còn kéo dài vài năm tới.

Tình trạng thiếu chip toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2024

Theo phân tích của các chuyên gia công nghệ Mỹ, năm 2022 tình trạng thiếu chip của một số công ty được giải tỏa dần, nhưng những công ty khác có thể phải chịu đựng đến năm 2024 hoặc muộn hơn trước khi toàn bộ chuỗi cung ứng phục hồi. Tình trạng thiếu chip toàn cầu đã kéo dài trong hai năm, các chuyên gia dự đoán tình trạng này có thể sắp kết thúc. 

Một bản báo cáo của Công ty tư vấn quản lý Mỹ Bain & Company dự đoán rằng, cần phải có thời gian để các chuỗi cung ứng để phục hồi , đồng thời khởi động các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngành điện tử. Một số công ty bắt đầu thấy cảm thấy giảm áp lực trong năm 2022, những những công ty khác có thể phải chịu áp lực đến năm 2024 hoặc thậm chí muộn hơn.

Trong Báo cáo Công nghệ toàn cầu hàng năm lần thứ 3 của Bain & Company, ngay cả thống kê các khoản đầu tư gần đây và những dấu hiệu cải thiện, thời gian phục hồi tình trạng thiếu chip dự kiến ​​sẽ không đồng đều và phụ thuộc vào một số yếu tố phi dự đoán, thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà điều hành doanh nghiệp.

Tình trạng thiếu chip toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2024. Ảnh minh họa 

Những trở ngại có thể xảy ra bao gồm những vấn đề như nhu cầu chip giảm, tình trạng thiếu thiết bị in thạch bản cực tím (EUV) một loại máy móc rất quan trọng dạng “nút cổ chai” mà các nhà sản xuất chip cần và tình trạng xung đột địa chính trị hiện nay.

Bản báo cáo viết: “Chuỗi cung ứng chất bán dẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây gián đoạn – những sự kiện nghiêm trọng như phong tỏa Covid-19, thời tiết khắc nghiệt dẫn đến gián đoạn hoạt động trong thời gian ngắn, các điểm yếu về cấu trúc của chuỗi cung ứng gây ra sự thiếu hụt các tấm wafer chính 12 inch “leading-edge”(công nghệ tiên tiến) cùng các bóng bán dẫn 28 đến 130 nanomet, các tấm wafer 6 và 8 inch “lagging-edge”(công nghệ trưởng thành), và các chất nền tiên tiến cho “bleeding-edge” (công nghệ chưa được chứng minh) chip có bóng bán dẫn từ 5 đến 14 nanomet",.

Bain cho rằng mỗi vấn đề đều có thời gian giải quyết riêng. Chính xác, theo một điểm nổi bật của báo cáo, các công ty ô tô và ngành công nghiệp đang bắt đầu thấy giảm bớt áp lực tình trạng thiếu chip, nhưng các sản phẩm máy tính tiên tiến vẫn đang trong giai đoạn đầy thách thức.

Bain lưu ý: “Nhiều người đã theo dõi cách các công ty ô tô cắt giảm đơn đặt hàng trong đại dịch Covid-19 và nhận thấy các công ty này tăng cường mua các tấm wafer để dùng sau này. Nhưng tác động lớn hơn đến từ nhu cầu tăng vọt đối với các sản phẩm công nghệ và khoảng thời gian dài, cần thiết để xây dựng các nhà máy chế tạo và cung cấp chip. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng thiếu chip diễn ra không đồng đều, ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường sản phẩm cuối cùng theo cách nào đó.

Về cơ bản, những gì báo cáo nhấn mạnh là khi tình trạng thiếu hụt giảm dần, khiến những khách hàng mua chip bị ảnh hưởng, cần có tất cả các thành phần máy tính cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp chip ở một phân khúc khác, tiếp tục gây ra tình trạng thiếu hụt mới. Vì vậy con đường nhanh nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt chíp là làm giảm nhu cầu, do đó, nhu cầu kéo lùi sự phát triển kinh doanh là một trong những dấu hiệu phi dự đoán.

Báo cáo của Bain cũng nhấn mạnh đến tác động của tình trạng thiếu hụt thiết bị in thạch bản cực tím (EUV). Những cỗ máy trị giá 150 triệu USD rất cần thiết để xây dựng các nhà máy chế tạo chip hiện đại, chỉ có một nhà cung cấp duy nhất trên thị trường là ASML. Điểm nghẽn này có thể sẽ kéo dài trong vòng 3 năm tới hoặc lâu hơn, có khả năng hạn chế công suất và hạn chế mở nhà máy mới vào thời điểm mà các nhà sản xuất chất bán dẫn có kế hoạch chi hơn 150 tỉ USD cho những cơ sở sản xuất chip hiện đại mới,.

Yếu tố cuối cùng và khó tránh khỏi nhất sẽ là những xung đột địa chính trị. Hiện nay, chuỗi cung ứng chất bán dẫn trở thành một tài sản chiến lược quan trọng trong các chính sách địa chính trị toàn cầu, chứ không chỉ ở Trung Quốc và phương Tây.

Xung đột địa chính trị khiến năm 2022, Nga hạn chế xuất khẩu các loại khí hiếm, trong đó có neon, một thành phần quan trọng trong sản xuất chip. Động thái này tiếp theo sau việc Nhật Bản năm 2019 hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc hydro florua có độ tinh khiết cao, một loại khí để khắc, được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn.

Bain cho rằng, quá trình khôi phục chuỗi cung ứng chip chắc chắn sẽ rất nhiều sóng gió. Các công ty phải hành động nhanh chóng để kiểm soát những gì có thể và đầu tư vào sự phục hồi ổn định của chuỗi cung ứng để sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào xảy ra tiếp theo.

Giới phân tích lưu ý rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu đang tác động tiêu cực đến nhu cầu từ các nhà sản xuất ô tô. Các đối thủ của LGES là SK On và Samsung SDI Co Ltd cũng ghi nhận những ảnh hưởng tương tự đối với nhu cầu pin trong quý IV vừa qua. Bởi thực tế, sản xuất ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu hụt này và sản lượng có thể tiếp tục bị sụt giảm, thậm chí phải tạm dừng sản xuất.

Sự thiếu hụt chip cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế là các sản phẩm mới hơn yêu cầu nhiều chip hơn các sản phẩm cũ. Khi nhu cầu về sản phẩm điện tử tăng vọt vào đầu đại dịch, nhiều công ty đã tung ra các sản phẩm mới và cập nhật hơn. Bitcoin và các dạng tiền điện tử khác đã làm trầm trọng thêm tình hình.

Theo các chuyên gia, tình trạng lạm phát và thiếu hụt linh kiện có thể tác động tiêu cực đến thị trường di động Việt Nam trong thời gian tới. Hiện các lô hàng điện thoại thông minh nhập về Việt Nam đã giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt chip

Trong khi sự thiếu hụt chip có thể do nhiều yếu tố, đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chủ yếu. Khi đại dịch bắt đầu, các nhà sản xuất ô tô đã đóng cửa các nhà máy và tạm ngừng sản xuất xe. Trong khi đó, việc cách ly cộng đồng và làm việc/học online đã khiến nhu cầu tăng vọt về các thiết bị điện tử.

Nhiều người mua tivi, máy tính, điện thoại thông minh…đồng nghĩa với việc nhu cầu về chip nhiều hơn. Các nhà sản xuất chip bắt đầu cung cấp thêm chip để đáp ứng nhu cầu và chuyển sang tập trung sản xuất nhiều hơn các loại chip mới, mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Khi các nhà sản xuất ô tô mở cửa trở lại các nhà máy và bắt đầu tăng cường sản xuất, các nhà sản xuất chip sẽ không thể cung cấp đủ chip cho họ, vì chúng đều được ưu tiên cho các công ty điện tử. Thêm vào đó, các nhà sản xuất chip đã không sản xuất nhiều chip legacy và hầu hết các xe ô tô chưa được thiết kế để ứng dụng các loại chip tiên tiến hơn.

Ngành công nghiệp điện tử sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho chip và đầu tư vào các hợp đồng mua chip thế hệ mới với số lượng lớn. Điều này dẫn đến việc các nhà sản xuất chip không “mặn mà” với việc quay trở lại sản xuất các loại legacy chip ít lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất ô tô do sẽ gây cản trở khả năng thỏa mãn hợp đồng với các công ty trong ngành công nghiệp điện tử.

Trước thực trạng trên, việc sản xuất chất bán dẫn đã trở thành ưu tiên chiến lược của EU và Mỹ. Dự kiến, Ủy viên EU phụ trách lĩnh vực công nghiệp Thierry Breton sẽ hối thúc các nước châu Âu đưa ra những kế hoạch tương tự như ở Mỹ giữa bối cảnh Chính phủ Mỹ đang yêu cầu Quốc hội phê chuẩn kế hoạch trị giá 52 tỷ USD. Hiện 27 quốc gia thành viên EU muốn các nhà máy và doanh nghiệp trong khối có vai trò lớn hơn. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang