TP.HCM hỗ trợ tiểu thương chuyển đổi số
Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam gặp mặt kỷ niệm 8 năm thành lập và ra mắt Hội đồng chuyên gia
Quảng Trị: Phát hiện gần 29 tấn đường cát nhập lậu đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ
Tạp chí Pháp luật và Phát triển chính thức chuyển đổi giao diện mới với nhiều tính năng hiện đại
Làn sóng chuyển đổi sang xe điện tại các khu đô thị Vinhomes
Bên cạnh đó, Sở đang phối hợp Đại học Kinh tế - Luật xây dựng Đề phát phát triển chợ trên địa bàn TP.HCM thích ứng chuyển đổi số nền kinh tế. Đây là đề án lớn mà các nhà quản lý và chuyên gia tập trung để tìm ra hướng phát triển cho trợ truyền thống trong bối cảnh hiện tại.
Đại diện Sở Công Thương nhận thấy chợ truyền thống có những điểm mạnh, những nét hay mà khi kết hợp với tiếp thị, truyền thông số thì có thể phát huy hơn các giá trị vốn có. Cùng với đó, ngày 5/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, trong đó có nhiều thay đổi về các khái niệm và các quy định mới. TP.HCM hiện đang tập trung phổ biến nghị định này đến Ban quản lý các chợ và tiểu thương để cùng giải quyết khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn, phát triển chợ theo xu thế hiện đại.
TP.HCM đang xây dựng đề án phát triển chợ theo hướng kết hợp truyền thống và xu hướng hiện đại. Ảnh: THẾ ANH.
Theo chia sẻ từ Kantar - đơn vị hàng đầu về nghiên cứu thị trường, sau đại dịch Covid-19, nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã có sự thay đổi lớn. Theo đó, khách hàng có xu hướng tiếp cận dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông số như mạng xã hội nhiều hơn trước.
Các chuyên gia của Kantar cho biết, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cách thức phục vụ của người bán hàng; không nằm ngoài cuộc, thương nhân chợ truyền thống cũng cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng nhiều hình thức bán hàng để làm phong phú, đa dạng phương thức kinh doanh, bắt kịp với xu thế chung của thị trường và góp phần hiện đại hóa các hoạt động thương mại.
Nam Dương