Đan Mạch đưa tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed vào SGK?

author 19:11 10/03/2015

(VietQ.vn) - Một số nghị sĩ Đan Mạch đã đề xuất đưa vụ thảm sát tại tòa soạn châm biếm Charlie Hebdo và bức tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed vào trong chương trình sách giáo khoa dạy học sinh.

Theo những tin tức mới nhất trên Infonet, các lãnh đạo đảng đối lập tại Đan Mạch đã đề xuất đưa những bức tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed được phát hành lần đầu tiên trên tờ Jyllands-Posten vào chương trình sách giáo khoa giảng dạy trong trường học. Trong đó, cả Đảng Nhân dân Bảo thủ và Đảng Nhân dân Đan Mạch đều lên tiếng ủng hộ ý kiến trên.

Bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed đã gây tranh cãi tại nhiều nước trên thế giới

Bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed đã gây tranh cãi tại nhiều nước trên thế giới

Trao đổi với báo chí, phát ngôn viên Đảng Nhân dân Bảo thủ Mai Mercad cho rằng, “Việc đưa những hình ảnh biếm họa trở thành một phần tài liệu để các giáo viên tự do quết định có sử dụng hay không là điều hết sức tự nhiên”.

Trái lại, ông Dennis Hornhave Jacobsen – chủ tịch Hiệp hội giáo viên Lịch sử và Khoa học xã hội Đan Mạch cho rằng đưa bộ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed vào lớp học không phải một ý kiến sáng suốt, bởi “nó có thể chấm dứt tất cả các cuộc tranh luận thực sự về bản chất của tự do ngôn luận, bởi lẽ có những học sinh cho rằng loạt tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammad là đáng chê trách và cuộc tranh luận sẽ dừng lại ở đó”.

Đồng quan điểm trên, ông Claus Hjortdal của Hiệp hội hiệu trưởng Đan Mạch lo ngại việc đưa bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed nói riêng và những hình ảnh châm biếm liên quan nói chung vào sách giáo khoa có thể dẫn đến tình trạng bắt nạt. Ông Hjoftdal khẳng định: “Chúng ta vẫn có thể nói về nó mà không cần đến những hình ảnh.”

Đề xuất dùng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong SGK đang là chủ đề gây xôn xao Đan Mạch

Đề xuất dùng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong SGK đang là chủ đề gây xôn xao Đan Mạch

Được biết, mặc dù cả 2 đảng ở Đan Mạch đều đồng ý rằng học sinh nên biết về các cuộc tấn công nhưng mức độ ủng hộ của họ thì khác nhau. Đảng Nhân dân bảo thủ tin rằng giáo viên có quyền tự do lựa chọn nên hay không nên in lại những bộ tranh này vào sách giáo khoa và có nên dạy nó trong các tiết học lịch sử hay không. Trong khi đó, Đảng Nhân dân Đan Mạch cho rằng việc loạt tranh này xuất hiện trong sách giáo khoa là bắt buộc và môn học này nên là một phần khi học về tôn giáo.

Dù vậy, cũng có những thông tin cho rằng đã có nhiều trường Đan Mạch đang sử dụng bộ tranh này trong tiết học của các em năm cuối cấp 2, mặc dù nó không bắt buộc.

Trong khi đó, theo thông tin trên báo Vietnamnet, tháng 9/2005, lần đầu tiên tờ Jyllands-Posten gây tranh cãi khi xuất bản một loạt 12 bộ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammad, trong đó có một hình ảnh đặc biệt gây tranh cãi cho thấy nhà tiên tri này đang đội một quả bom trên chiếc khăn xếp.

Nhiều họa sĩ, nhà báo coi việc vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed là chủ đề yêu thích

Nhiều họa sĩ, nhà báo coi việc vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed là chủ đề yêu thích

Đồng thời, việc vẽ tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed đã trở thành một trong những chủ đề yêu thích của nhiều họa sĩ bao gồm các biên tập viên làm việc tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, Pháp. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồi giáo trên thế giới. Do đó, giống như Charlie Hebdo, các nhân viên làm việc tại Jyllands-Posten cũng từng nhận được nhiều lời đe dọa tấn công lấy mạng.

Minh Thùy (th)

 

  

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang