Trung Quốc sẽ ban hành tiêu chuẩn dành riêng cho đồ uống có chất điện giải
Phát triển mạng lưới dữ liệu phục vụ kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Fortune công bố Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội
Độc tố tetrodotoxin trong so biển có thể gây tử vong
Đồ uống điện giải thường được dùng như đồ uống thể thao để bổ sung lượng điện giải bị mất sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nó không chỉ được coi là đồ uống thể thao mà còn được sử dụng sau khi khỏi bệnh tiêu chảy và sốt để bổ sung chất điện giải đã mất theo khuyến cáo của chính phủ về sức khỏe.
Trong bản dự thảo tiêu chuẩn công nghiệp, CNFIA cho biết khi phân hủy, chất điện giải sẽ tạo ra các khoáng chất cần thiết cho các chức năng sinh lý bình thường ở con người, bao gồm canxi, natri, magie, sắt, kẽm và selen.
Trung Quốc sẽ ban hành tiêu chuẩn dành riêng cho đồ uống chứa chất điện giải
Tương tự như vậy, đồ uống điện giải là đồ uống có chứa chất điện giải mà cơ thể con người cần để bù lại lượng chất điện giải đã mất và được sử dụng với mục đích bù nước. Theo thông báo, đồ uống điện giải có thể được chia thành ba loại bao gồm các loại có ga, không ga và đồ uống rắn – tức là đồ uống được làm bằng cách hòa tan trong gói bột. Thành phần chính bao gồm đường, bao gồm tinh bột đường, rượu đường, chất phụ gia dinh dưỡng thực phẩm và chất tạo ngọt.
Theo CNFIA cho biết việc xây dựng một tiêu chuẩn công nghiệp cụ thể cho đồ uống điện giải, điều này có thể mở đường cho sự đổi mới và cải thiện tính an toàn cũng như chất lượng của các sản phẩm này. Qua đó giúp phát triển ngành đồ uống có chất điện giải tốt hơn cũng như đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng hiện nay.
Hiệp hội này cũng cho biết họ đã bắt đầu chuẩn bị để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cho ngành đồ uống có chất điện giải vào tháng 6 năm 2022 nhưng quá trình này đã bị trì hoãn cho đến hiện tại do đại dịch COVID-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Trung Quốc, hiện tại chỉ có một tiêu chuẩn quốc gia (GB) nêu chung các loại đồ uống điện giải khác nhau theo “Tiêu chuẩn chung về đồ uống". CNFIA cũng thông tin thêm rằng, hiện nay chưa có tiêu chuẩn quốc gia nào dành cho các sản phẩm đồ uống điện giải ở nước ngoài, ngoại trừ của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ). Ngay cả trong danh mục đồ uống không cồn và đồ uống có ga pha sẵn được nêu ở tiêu chuẩn trước đó, thông tư cũng chỉ quy định cụ thể về thành phần và một số quy định về nhãn mác của các loại đồ uống này, bao gồm cả đồ uống điện giải.
Chính vì vậy, CNFIA hy vọng việc ban hành tiêu chuẩn dành riêng cho đồ uống có chứa chất điện giải sẽ mang lại tích cực cho ngành này cũng như tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng đến tay người tiêu dùng,
Bảo Linh