TS. Cao Sỹ Kiêm: "Bất động sản có yếu tố ảo"

author 10:17 07/12/2012

(VietQ.vn) - Giải chấp tài sản đang tồn đọng và áp nợ xấu quá hạn đang trở thành nhiệm vụ cấp bách và hết sức khó khăn. Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ xung quanh vấn đề này.

Sự kiện: Bất động sản

Thưa ông có nhiều chuyên gia cho rằng việc giải chấp các tài sản thế chấp để có thể thu hồi được nợ các tổ chức tín dụng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Vậy ông có đánh giá như thế nào về nhận định này ?

Cái khó khăn để mà giải chấp các tài sản đã thế chấp hiện nay mà đặc biệt đang tạo nên áp lực nợ xấu và nợ quá hạn thì có 3 khó khăn đang chi phối. Lớn nhất là số tài sản mà các ngân hàng nắm giữ phải giải chấp, phải thu hồi nợ xấu hoặc nợ quá hạn thông qua giải chấp này.

Thứ hai là tất cả các thủ tục có rất nhiều quy định mà các cơ quan chức năng trong đó có cả ngân hàng phải thực hiện rất nhiều công đoạn và phải có sự phối hợp rất chặt chẽ kể cả người chịu trách nhiệm chính hiểu kiến thức tường tận về tài sản của mình, các thế chấp tài sản cho vay cũng không có trách nhiệm hoàn toàn về đấu giá để mà giải chất.

Thứ ba là giá, khi mà thế chấp thì mỗi ngân hàng và mỗi đối tượng có một thế chấp khác nhau, có định giá khác nhau, có xử lý nợ xấu khác nhau bây giờ khi vấn đề xảy ra đòi hỏi phải giải quyết phải nhanh và đồng bộ thì đó là khó khăn tạo nên áp lực chúng ta phải giải quyết xử lý những tài sản thế chấp, phải lấy vốn thu hồi để trả nợ .

TS. Cao Sỹ Kiêm

Như vậy là có rất nhiều khó khăn đang gặp phải, tuy nhiên thì có thể tóm gọn lại 3 khó khăn chính đó là số tài sản đang nắm giữ cần phải thế chấp, thủ tục rất phức tạp đó chính là giá thế chấp. Vậy thì theo ông việc cho vay giới chuẩn liệu có phải là một trong những khó khăn này hay không ?

Cho vay giới chuẩn là khó khăn duy nhất và cũng là khó khăn rất là quan trọng để tạo nên nợ xấu vì tất cả cái chuẩn cho vay ngân hàng khi đã được định ra nó đảm bảo cho khả năng an toàn, khả năng thu hồi vốn khi đến hạn.

Khi chúng ta không đảm bảo cái này thì an toàn, đảm bảo sẽ bị giảm xuống, khi thu hồi nợ sẽ gặp khó khăn.

Đó là nguyên nhân chính và cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa về nợ xấu, nợ quá hạn thì chúng ta sẽ gặp khó khăn, ví dụ như cấp phát của ngân sách thì doanh nghiệp mà đi vay ngân hàng không được cấp đủ thì cũng tạo nên cái nợ xấu và nợ quá hạn.

Thêm nữa là bão lũ thiên tai làm cho sức mua giảm sút sẽ dẫn đến khả năng tồn kho tăng lên những nguyên nhân tạo ra nợ xấu và chúng ta giải quyết được những vấn đề đấy thì sẽ giải quyết được nợ xấu

Như vậy có thể nói nguyên nhân dẫn đến khó khăn này không chỉ đến từ nguyên nhân chủ quan mà còn rất nhiều nguyên nhân khách quan tác động vào. Vậy thì theo ông lĩnh vực nào gặp khó khăn nhất trong việc sử dụng tài sản đảm bảo ?

Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề bất động sản vì bất động sản của chúng ta ngoài việc phát triển rất nhanh nhưng nó lại có một yếu tố ảo, có những yếu tố đầu cơ khi mà chúng ta cho vay trên những giá mà những đối tượng vay làm thế chấp thì tất cả những cái giải chấp rất khó vì giá cao như thế mà không hạ xuống được thì không tiêu thụ được và không giải chấp được thì không cho vay được.

Thí dụ có một tài sản thế chấp ở một cái giá rất cao mà bây giờ chúng ta giải chấp nó ra, bán đi xuông rất thấp thì số mà không trả được chênh lệch rất lớn cho nên là xử lý tài sản bất động sản trong thế chấp chúng ta giải chấp ra xử lý để thu hồi nợ thì đây là cái khó khăn nhất .

Long Nguyễn
 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang