Tuyên Quang: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học nâng cao chất lượng cây trồng

authorThảo Nguyên 11:03 14/10/2015

(VietQ.vn) - Nhằm nâng cao năng suất, giá trị cây trồng nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp các hộ dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tuyên Quang hiện có 4.300 ha trồng cam, 8.000 ha chè, hơn 11.000 ha mía... Để nâng cao năng suất, giá trị các cây trồng này, tỉnh chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa các vùng chuyên canh; đổi mới công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh thực hiện các dự án, đề tài như: “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến, tiêu thụ cam sành”; “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tuyển chọn, nhân giống cam không hạt, nâng cao hiệu quả sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”; “Ứng dụng công nghệ sinh học nhân tạo giống mía, tạo giống thuần chủng, sạch bệnh phục vụ cho vùng trồng mía nguyên liệu”.

Tuyên Quang: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học nâng cao chất lượng cây trồngTuyên Quang đẩy mạnh ứng dụng khoa học nâng cao chất lượng cây trồng

Tỉnh xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trồng mía; thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại mía, các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất tại các vùng trồng mía trọng điểm. Ngoài ra, đưa vào trồng một số giống chè mới, đáp ứng mục tiêu chế biến chè xanh, chè đen chất lượng cao; ứng dụng chất giữ ẩm và đề xuất kỹ thuật sử dụng cho đất trồng chè… 

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Điển hình như cây cam sành Hàm Yên hiện lọt vào tốp 50 trái cây nổi tiếng, giá trị nhất Việt Nam (năm 2012) do Tổ chức kỷ lục Việt Nam bầu chọn. Cam sành trở thành cây trồng làm giàu bền vững của đồng bào các dân tộc vùng cao ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg tại vườn), cao gấp gần 3 lần so với trước đây. Cùng với cây cam, năng suất cây mía cũng tăng cao, năm 2015 đạt 607 tạ/ha, phấn đấu đến năm 2020 đạt 800 tạ/ha… 

Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học và công nghệ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, có địa chỉ ứng dụng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu sản phẩm; thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất như: Dự án cải tạo dây chuyền thiết bị sản xuất vào hệ thống xử lý chất thải cơ sở chế biến mía đường; dự án đầu tư chế biến chè đặc sản; dự án chế biến nông sản. Khi tham gia đầu tư các dự án trên, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn, đất đai.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang