Ứng dụng chia sẻ xe đạp tưởng như 'không ai thèm' đã được CEO Apple chú ý
Phá 'chuẩn' vận tốc, xe đạp điện dễ thành xe 'điên'
Gần 500 xe đạp địa hình Marin bị thu hồi tại Mỹ và Canada
'Uber cho xe đạp': Ứng dụng nở rộ tại Trung Quốc
Ứng dụng chia sẻ xe đạp Ofo - Ứng dụng phổ biến nhất trong kho ứng dụng tại Trung Quốc của Apple
Một ứng dụng về chia sẻ xe đạp có tên Ofo của Trung Quốc tuyên bố được định giá lên tới hơn 2 tỷ USD. Đây là con số tăng gấp đôi so với số liệu đã công bố cách đây gần 2 tháng.
Với sự phát triển của cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, xe đạp dường như đã trở thành một phương tiện gần như bị "thua thiệt" so với xu hướng. Nhưng thành công ấn tượng của Ofo - ứng dụng chia sẻ xe đạp đã thu hút sự chú ý của CEO Apple là Tim Cook. Mới đây, Tim Cook đã đích thân ghé thăm văn phòng của công ty này sau khi ứng dụng chia sẻ xe đạp trở thành ứng dụng phổ biến nhất trong kho ứng dụng tại Trung Quốc của Apple, thu hút hơn 1 nửa triệu lượt tải về mỗi ngày.
Sau 2 năm ra mắt thị trường, được khởi nghiệp từ con số khiêm tốn 150.000 NDT (tương đương 21.800 USD) của các nhà sáng lập, hiện tại Ofo đã có hơn 3 triệu chiếc xe đạp trong thiết kế màu vàng xuất hiện tại hơn 50 thành phố khác nhau ở Trung Quốc cũng như ở cả London và Singapore. Cuối năm, Ofo nhắm tới mục tiêu mở rộng sang thêm 20 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Philippines.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh với mức giá.. quá rẻ khiến nhiều người nghi ngại và băn khoăn Ofo làm thế nào khi mà mỗi một chuyến xe đạp chỉ có giá 2 cents?
Có một cuộc chiến ứng dụng chia sẻ xe đạp đang diễn ra khốc liệt tại Trung Quốc trong bối cảnh đường phố tại những thành phố lớn ở đây ngày càng trở nên đông đúc. Sự xuất hiện của những chiếc xe đạp màu sắc, mỗi màu đại diện cho một công ty khác nhau.
Người ta vẽ ra một con đường chung để đi tới thành công: Tìm một đại gia mạnh chống lưng rồi xin thật nhiều tiền để chiếm lấy thị phần.
Ofo có nhiều quỹ đầu tư lớn "chống lưng" gồm DST Global – công ty từng đầu tư vào Facebook, Twitter, Didi Chuxing.
Dai Wei - CEO của Ofo từng cho biết: "Thời điểm mới thành lập công ty, chúng tôi vẫn coi trọng việc bánh trướng hơn là phòng vệ. Bạn càng đốt tiền nhanh và hiệu quả thì lại càng gọi được nhiều vốn hơn và công ty lại càng mạnh lên. Sau đó sẽ là lúc bạn thống trị thị trường".
Chính chiến lược đốt tiền không tiếc tay tưởng như phi lý này đã giúp Didi Chuxing quật ngã hơn 30 đối thủ, trong đó có cả startup cũng gọi vốn mạnh không kém là Uber tại Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến cạnh tranh, công ty này chi tới 1 tỷ USD/năm để trợ giá các chuyến đi. Bù lại, Didi hiện nay đã nắm quyền kiểm soát tới 11 triệu chuyến đi mỗi ngày trên hơn 400 thành phố toàn đại lục.
Điểm khác biệt giữa Ofo với các dịch vụ khác chính là việc startup này cho phép người dùng tìm xe và thanh toán tiền thuê qua smartphone rồi bỏ chiếc xe lại bất cứ chỗ nào họ muốn. Ofo hướng đến nhóm đối tượng sinh viên với những chiếc xe đạp vàng hai bánh giá chỉ khoảng 250 tệ, không gắn định vị GPS; giá thuê cũng vô cùng rẻ chỉ 1 tệ/giờ.
Đối với người dân Bắc Kinh, cuộc chiến giữa các đối thủ lại đang khiến họ có một cuộc sống tiện nghi hơn. Guang Geng, một nhân viên làm việc tại khu Zhongguancun cho biết: "Thật tình mà nói thì có thể phân biệt xe của hãng qua màu sắc, nhưng tôi cũng chẳng quan tâm đó là xe của ai, miễn thấy xe nào là dùng xe đó bởi tôi lười đi bộ lắm."
Dũng Linh (T/h)