Uống từ 3-4 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư gan
Thu hồi 580.000 cốc cà phê thủy tinh thương hiệu JoyJolt có nguy cơ làm người dùng bị thương
Đảm bảo thực hiện EUDR đối với các sản phẩm xuất khẩu vào EU
Tiến sĩ Oliver Kennedy của Khoa Y, Đại học học Southampton (Anh), đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Cà phê là thứ đồ uống phổ biến. Những phát hiện từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy uống cà phê là một cách phòng ngừa tiềm năng đối với bệnh gan mạn tính. Điều này sẽ đặc biệt có giá trị đối với những khu vực có thu nhập thấp nhưng có gánh nặng bệnh gan mạn tính cao".
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học nhận thấy nhóm thường xuyên uống cà phê rang xay có chứa caffeine hoặc đã khử caffeine nhận được nhiều lợi ích nhất trong việc phòng ngừa ung thư gan cũng như các bệnh về gan khác. Trong khi đó, những người uống cà phê hòa tan cũng có thể nhận được một số lợi ích nhất định trong việc phòng ngừa nhóm bệnh tật này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân là do cà phê rang xay có hàm lượng kahweol và cafestol cao hơn. Đây là 2 chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hạt cà phê đã được chứng minh có đặc tính chống viêm.
Tuy nhiên, theo Vanessa Hebditch, thành viên của British Liver Trust (một tổ chức từ thiện ở Vương Quốc Anh hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của gan), để có một lá gan khỏe mạnh, uống cà phê không phải là cách duy nhất. Theo đó, mọi người cần thực hiện những biện pháp khác bao gồm cắt giảm rượu bia và duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua việc tập thể dục và có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh mọi người chỉ có được lợi ích tối đa trong việc phòng ngừa các bệnh về gan khi uống từ 3-4 tách cà phê mỗi ngày. Tiêu thụ nhiều hơn mức khuyến nghị này không chỉ không mang lại thêm được lợi ích mà còn khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Cafestol cũng đã được chứng minh là có thể làm tăng cholesterol "xấu" - LDL nếu tiêu thụ ở mức quá nhiều.
Một nghiên cứu trước đây của Đại học Southampton (Anh) đã phát hiện uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư gan phổ biến nhất.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên tìm thấy lợi ích sức khỏe từ cà phê. CNN dẫn tin, một nghiên cứu trước đó đã cho thấy uống cà phê đen có chứa caffeine mỗi ngày có thể giảm nguy cơ suy tim. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh Parkinson, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, u hắc tố và các loại ung thư da khác.
Chuyên gia dinh dưỡng Devon Peart (Mỹ) cho biết, tổng thể các thành phần khác nhau trong cà phê tạo nên một thức uống tuyệt vời. Và mặc dù lượng cà phê bạn uống và cách bạn sử dụng sẽ tạo nên sự khác biệt về lợi ích sức khỏe, nhưng có một số cách mà tách cà phê của bạn có thể mang lại lợi ích cho cơ thể bạn. Caffeine có thể cải thiện sức bền và hiệu suất khi tập thể dục, cà phê chứa khoảng một nghìn hợp chất thực vật khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu kỹ tất cả các hợp chất này, nhưng cho đến nay, tin tức nhận được rất tích cực. Cà phê là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B, kali và riboflavin.
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, uống cà phê hàng ngày đều đặn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng như bệnh Parkinson.
Trong một nghiên cứu trên động vật do Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Alzheimer ở Florida thực hiện, những con chuột được cho uống caffeine trong nước uống từ tuổi trưởng thành đến tuổi già cho thấy khả năng bảo vệ chống lại tình trạng suy giảm trí nhớ và giảm mức độ protein bất thường trong não (Abeta). Tình trạng này được cho là liên quan tới sự phát triển của bệnh Alzheimer. Những con chuột bị suy giảm nhận thức "đã già" đã có biểu hiện phục hồi trí nhớ và mức độ Abeta trong não thấp hơn chỉ sau 1-2 tháng điều trị bằng caffeine.
Tuy nhiên, khi uống cà phê, ngoài việc uống với một lượng vừa phải, mọi người cần lưu ý lượng chất tạo ngọt thêm vào để tránh làm mất đi những lợi ích tiềm năng của thứ đồ uống này.
Cà phê - đặc biệt là các loại đồ uống pha chế tại quán cà phê có thể đi kèm với các chất bổ sung không bổ dưỡng (siro có hương vị ngọt, đường, kem tươi và các loại tương tự). Một số đồ uống cà phê thường nổi tiếng là chứa nhiều calo rỗng. Và một số trong số chúng thực sự không giống cà phê mà giống với sữa lắc có hương vị cà phê hơn. Nếu thích đồ uống cà phê, cách an toàn nhất là yêu cầu siro không đường và không đánh bông với sữa không béo.
Đặc biệt cẩn thận với sữa khi uống chung với cà phê. Nếu sử dụng 2 thìa sữa nguyên chất trong 4 cốc cà phê mỗi ngày, thì tương đương với nửa cốc sữa nguyên chất, tức là 75 calo. Trong một năm, điều đó có nghĩa là sẽ hấp thụ thêm 27.000 calo.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5250:2015 được áp dụng cho cà phê rang
Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó cà phê rang phải đạt được các yêu cầu như màu sắc nâu đặc trưng, hạt sang chín đều, không cháy; Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ; Vị đặc trưng của sản phẩm.
Về chỉ tiêu lý hóa, tiêu chuẩn cũng hướng dẫn đối với hạt tốt không nhỏ hơn 92%; Hạt lỗi, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 5,0%; Mảnh vỡ, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 3,0%. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 5,0%; Hàm lượng tro tổng số, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 5,0%; Hàm lượng tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 3,0%.
Cà phê rang được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, chống hút ẩm, chuyên dùng cho thực phẩm. Ghi nhãn sản phẩm theo TCVN 7087:2013. Bảo quản cà phê rang nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm có mùi. Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ.
Cà phê rang trước khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải chứng nhận hợp chuẩn. Để bảo vệ cả sản phẩm và người tiêu dùng thì việc chứng nhận hợp chuẩn cà phê rang là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nó còn giúp công ty tăng cao khả năng tiếp thị trên thị trường ngày nay và giành được niềm tin hoàn toàn của người tiêu dùng đối với các mặt hàng của họ.
Vân Thảo (T/h)