Vaccine dạng xịt: Phương thức điều trị Covid-19 mới có hiệu quả tới đâu?
Tiêu hủy hơn 100.000 liều vaccine Covid-19
Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa XV
Louis Vuitton 'lấn sân' công nghệ, ra mắt sản phẩm loa phát sáng
Các loại vắc-xin truyền thống thường được sử dụng bằng cách tiêm bắp. Tuy nhiên, việc tiêm chủng đi kèm với vô số rào cản khiến các chiến dịch tiêm chủng rộng rãi trở nên phức tạp và tốn kém. Các vắc-xin đã tiêm thường cần được bảo quản lạnh và phải được quản lý bởi các chuyên gia y tế.
Bơm tiêm cũng là một nguồn tài nguyên hữu hạn và các vấn đề về nguồn cung cấp đã gây ra các vấn đề lời đối với việc triển khai vắc-xin COVID-19. Vì thế, nhu cầu cấp thiết lúc này là phải có thêm các loại vắc xin khác dễ sử dụng và đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn lây truyền bệnh tật.
Theo GS. BS Paul, tại Đại học Iowa, trưởng nhóm nghiên cứu, vắc xin ở dạng hít, dùng một liều duy nhất tương tự như những loại thuốc thường được sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm mùa. Vắc xin sử dụng một loại virus vô hại mang tên parainfluenza 5 (PIV5) để chuyển các protein gai đột biến SARS-CoV-2 vào trong tế bào, kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại sự lây nhiễm COVID-19.
Vaccine Covd-19 dạng xịt mang lại hi vọng mới trong phương pháp điều trị.
Kết quả cho thấy nhiều điểm hứa hẹn trong các thử nghiệm trên động vật. Nếu vắc xin COVID-19 mới này có hiệu quả trên người, nó có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền SARS-CoV-2 và kiểm soát đại dịch COVID-19. Điều đặc biệt của loại vắc-xin này là khả năng bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường trong ít nhất 3 tháng.
Trong thử nghiệm trên chuột, vắc xin giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch cục bộ liên quan đến kháng thể và miễn dịch tế bào. Đồng thời cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn chống lại virus SARS-CoV-2 gây chết người. Trên chồn sương, vắc xin ngăn ngừa lây nhiễm, ngăn chặn sự lan truyền coronavirus từ những con chồn bị nhiễm bệnh sang những con khác trong cùng một lồng.
“Dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy vắc xin không chỉ chống lại bệnh mà còn giảm đáng kể nguy cơ lây lan”, giáo sư Biao He, một trong những tác giả nghiên cứu tại Khoa Truyền nhiễm của Đại học Georgia, cho biết. “Chúng tôi đã phát triển vắc xin dạng hít trong hơn 20 năm và bắt đầu nghiên cứu vắc xin Covid-19 ngay khi đại dịch vừa bùng phát”, giáo sư Biao He nói thêm.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng đem lại thành công ở người. Cần tìm hiểu sâu hơn nữa để đi đến khẳng định kết quả của nghiên cứu này.
Được biết hiện nay, có khoảng 7 loại vắc-xin COVID-19 dùng qua đường mũi đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu trên người, nhưng vẫn chưa rõ liệu đường dùng này có hoạt động hiệu quả đối với SARS-CoV-2 hay không. Gần đây nhất, công ty dược phẩm Altimmune đã ngừng nghiên cứu ứng cử viên vắc-xin dạng hít của mình, sau khi các thử nghiệm ở người Giai đoạn 1 cho thấy phản ứng miễn dịch yếu.
Bảo Linh (t/h)