Vaccine Pfizer của Mỹ có chứa hàm lượng DNA dư vượt quá giới hạn an toàn

author 17:18 05/01/2025

(VietQ.vn) - Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Trung học tuần này, vaccine Pfizer ngừa Covid-19 của Mỹ có chứa hàm lượng DNA dư vượt quá giới hạn an toàn theo quy định.

RT đưa tin, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học sinh viên tại phòng thí nghiệm White Oak Campus của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ở Maryland.

DNA còn sót lại là những mảnh nhỏ của vật liệu di truyền có thể còn lại trong vaccine hoặc thuốc sau khi sản xuất. Những mảnh này đến từ các tế bào hoặc quy trình được sử dụng để tạo ra sản phẩm.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu rõ rằng một liều vaccine duy nhất không được chứa quá 10 nanogram DNA còn sót lại. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ trong vaccine của Pfizer vượt quá giới hạn này từ 6 - 470 lần.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích vaccine thu được từ BEI Resources, một nhà cung cấp có liên kết với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia. Họ đã sử dụng các phương pháp NanoDrop và Qubit để đo mức độ DNA. Cả hai phương pháp đều cho thấy mức độ nhiễm bẩn vượt quá ngưỡng chấp nhận được. DNA còn sót lại được tìm thấy trong 6 lọ từ 2 lô vaccine khác nhau.

Nghiên cứu nêu rằng rủi ro sức khỏe do các mảnh DNA gây ra "hiện chưa được biết". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, về mặt lý thuyết, chúng có thể tích hợp vào DNA của con người và làm tăng nguy cơ đột biến gene.

Vaccine Pfizer ngừa Covid-19 của Mỹ có chứa hàm lượng DNA dư vượt quá giới hạn an toàn khiến các nhà nghiên cứu lo lắng. Ảnh minh họa

Họ cũng nêu lên mối lo ngại rằng các mảnh DNA có thể chứa oncogen, có thể dẫn đến ung thư. Các tác giả khuyến nghị nên thử nghiệm thêm để đánh giá các rủi ro tiềm ẩn. FDA vẫn chưa bình luận về những phát hiện này.

RT cho biết, các báo cáo về nhiễm bẩn DNA trong vaccine Covid-19 đã được lưu hành trong nhiều năm. Song các cơ quan quản lý của Mỹ đã nhiều lần bỏ qua chúng, tuyên bố rằng chúng không gây ra rủi ro cho sức khỏe.

Dẫu vậy, Kevin McKernan, người sáng lập Medicinal Genomics, mô tả những phát hiện này là một "quả bom tấn" và cảnh báo rằng các mảnh DNA có thể kích thích quá mức hệ thống miễn dịch, có khả năng "thúc đẩy sự phát triển của ung thư".

McKernan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Maryanne Demasi, một nhà báo điều tra có trụ sở tại Úc, người đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng về nghiên cứu này: "Việc tiếp xúc nhiều lần với DNA lạ thông qua vaccine tăng cường Covid-19 có thể khuếch đại nguy cơ này theo thời gian, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ung thư".

Nikolai Petrovsky, Giáo sư miễn dịch học và là Giám đốc của công ty công nghệ sinh học của Úc - Vaxine cho biết, những phát hiện này là "bằng chứng rõ ràng" và cần được các cơ quan quản lý chú ý ngay lập tức.

Ông Petrovsky cũng cáo buộc FDA đã che giấu thông tin với công chúng, nói rằng nghiên cứu "cho thấy rõ ràng FDA đã biết về những dữ liệu này", vì nó được tiến hành trong phòng thí nghiệm của chính FDA dưới sự giám sát của các nhà khoa học của FDA.

Liên quan tới lọa vaccine này trước đó các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) đi sâu vào công nghệ mRNA, với hy vọng sẽ cải thiện liệu pháp điều trị bằng mRNA trong tương lai, họ đã phát hiện công nghệ này bị "lỗi", khiến một số người cảm thấy lo ngại về những “tác dụng ngoài mục tiêu”.

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là một nhóm tại Đơn vị Độc chất MRC ở Đại học Cambridge (Anh), phát hiện sự hiện diện của biến thể - được gọi là N1-methylpseudouridine - đã gây ra "phản ứng miễn dịch ngoài ý muốn" ở khoảng 1/3 người được tiêm chủng trong nghiên cứu.

Giáo sư Neil Mabbott - chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Edinburgh, người không trực tiếp tham gia nghiên cứu - nhận định: một số phân tử trong các loại vắc xin này đã được sửa đổi để làm cho chúng bền hơn. Điều này nhằm ngăn hệ thống miễn dịch của chúng ta phá hủy vắc xin trước khi chúng có thời gian kích thích phản ứng miễn dịch với vi rút corona.

“Tuy nhiên trong nghiên cứu mới, các tác giả chỉ ra những sửa đổi này đôi khi có thể khiến tế bào đọc sai thông tin RNA của vắc xin. Khi điều này xảy ra, nó có thể tạo ra những phiên bản bất thường protein gai của vi rút corona (protein gai là loại protein giúp vi rút xâm nhập vào tế bào cơ thể - NV)”, giáo sư Mabbott giải thích.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, điều đầu tiên cần làm rõ là về mặt lý thuyết, "phản ứng miễn dịch ngoài ý muốn" hoặc “ngoài mục tiêu” có thể gây hại, nhưng trong trường hợp này, nó không gây ảnh hưởng xấu cho những người tiêm vắc xin Moderna hay Pfizer.

Được biết vaccine Pfizer là sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer( Mỹ) và công nghệ sinh học BioNTech (Đức). Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận. Ban đầu, những người từ 16 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine này. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3 thì kết quả cho thấy, cả những trẻ từ 12 - 15 tuổi cũng có tác dụng với vaccine này. Hiệu quả của Pfrizer trong việc phòng người Covid 19 đạt 95%.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang