Vũ khí ‘vua chiến trường’ được Mỹ ‘hóa rồng’ nấc tối đa nhất để dằn mặt đối thủ

author 21:29 31/10/2017

(VietQ.vn) - Để xứng danh số 1 thế giới về công nghệ chế tạo vũ khí, Mỹ mới đây nâng cấp xe tăng Abrams lên phiên bản M1A2 SEP v4 với những công nghệ chưa từng có.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Xe tăng Abrams - vũ khí chủ lực của quân đội Mỹ

Theo Scout, Quân đội Mỹ bắt đầu nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams lên biến thể M1A2 SEP v4 trang bị những công nghệ tiên tiến nhất có thể để đối với xe tăng thế hệ 4 nhằm mục tiêu đối phó siêu tăng T-14 Armata của Nga.

Tướng David Bassett, Phó giám đốc Dự án Vũ khí Lục quân Mỹ (GCS) cho biết, biến thể SEP v4 sẽ được lắp bộ đo xa laser mới, camera màu, thiết bị kết nối mạng, cảm biến khí tượng, cơ sở dữ liệu đạn dược, thiết bị cảnh báo chiếu xạ laser và đạn pháo đa nhiệm tối tân (AMP) có uy lực hơn. Mẫu tăng nâng cấp này dự kiến được thử nghiệm từ năm 2021.

Được biết, đạn AMP được thiết kế để tích hợp đặc điểm của 4 loại đạn pháo tăng khác nhau trong biên chế quân đội Mỹ hiện nay, có thể thay đổi chức năng tùy mục đích sử dụng. Loại đạn này sẽ thay thế đạn nổ lõm chống tăng (HEAT) M830, đạn chống tăng đa dụng M830A1, đạn văng mảnh chống bộ binh M1028 và đạn phá hủy vật cản M908. Cơ sở dữ liệu đạn sẽ giúp kíp lái xác định loại đạn phù hợp nhất cho nhiệm vụ.

 Xe tăng M1 Abrams của Mỹ được lên đời chấp mọi đối thủ. Ảnh: VnExpress 

Theo các nguồn tin quân sự từ nước này, trọng tâm gói nâng cấp SEP v4 là tích hợp tổ hợp cảm biến ảnh hồng ngoại (FLIR) thế hệ ba. Hệ thống này có độ phân giải và công nghệ xử lý kỹ thuật số hiện đại hơn các bộ FLIR trước đây, giúp tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm xa và trong điều kiện tầm nhìn bị cản trở bởi mưa, bụi hoặc sương mù. Những thông tin này được gửi tới trưởng xe qua kính ngắm ảnh nhiệt riêng, giúp tiêu diệt đối phương trước khi bị phát hiện.

Quân đội Mỹ hy vọng gói nâng cấp này có thể giúp xe tăng Abrams đối phó hiệu quả với mẫu tăng thế hệ 5 T-14 Armata của Nga. Tăng M1 Armata được trang bị kính ngắm ảnh nhiệt có thể phát hiện mục tiêu kích cỡ xe tăng từ khoảng cách 5 km vào ban ngày và 3,5 km trong đêm.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng hiểu rằng gói SEP v4 gần như là sự nâng cấp "hết nấc" đối với xe tăng thế hệ 4 như Abrams. Để đối phó hiệu quả với xe tăng Nga trong tương lai, Mỹ buộc phải triển khai dự án Xe chiến đấu Thế hệ mới (NGCV) dựa trên những công nghệ mới nhất hiện nay, thay vì tiếp tục nâng cấp M1 Abrams..

Video: Khủng khiếp vũ khí ‘phủ đầu chớp nhoáng’ của Mỹ diệt mục tiêu nhanh như chớpHệ thống pháo phản lực M142 hứa hẹn sẽ là một vũ khí át chủ bài của Mỹ trong tương lai nhờ sự linh hoạt, diệt mục tiêu chính xác gần như tuyệt đối.

Phiên bản đáng gờm xe tăng M1 Abrams

Đi vào phục vụ từ năm 1980, đến nay xe tăng M1 Abrams vẫn là dòng xe tăng chủ lực duy nhất của Quân đội Mỹ. Nó được xem là một trong những dòng tăng mạnh nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Khoảng 10.000 chiếc M1 Abrams đã được sản xuất suốt từ năm 1979 tới nay, đơn giá một chiếc ước tính 6-8 triệu USD tùy phiên bản.

Cũng như hầu hết các dòng tăng trên thế giới, xe tăng M1 Abrams được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau, nổi bật và đáng nhớ nhất là hai phiên bản nâng cấp lớn: M1A1 (sản xuất từ năm 1985) với sửa đổi lớn giáp bảo vệ và hỏa lực (pháo M256 120mm) và M1A2 (sản xuất 1986), nâng cấp mạnh về giáp bảo vệ... Bên cạnh đó, General Dynamics Land Systems còn phát triển hàng loạt phiên bản khác nhưng hiếm khi được biết tới.

Ngoài các mẫu tăng thử nghiệm, các phiên bản xe hỗ trợ chiến trường của xe tăng Abrams cũng hiếm được để ý. Năm 1995, nguyên mẫu công binh chiến đấu cơ động M1 Grizzly chính thức ra đời. Ban đầu Quân đội Mỹ định đặt mua 366 chiếc, thế nhưng dự án sau đó bị hủy bỏ vì thiếu kinh phí.

M1 Grizzly được phát triển cho nhiệm vụ phá bỏ chướng ngại vật trên đường hành quân, dọn dẹp các bãi mìn để tạo điều kiện cho lực lượng phía sau tấn công. Với nhiệm vụ đó, Grizzly được trang bị lưỡi ủi rộng 4,5m có thể chịu được sức nổ của mìn, chống được đạn cùng một cần cẩu dài 10m.

Panther II được chế tạo trên cơ sở khung thân tăng M1 Abrams, gỡ bỏ tháp pháo, hệ thống phá mìn được bố trí lắp trước thân xe. Ưu điểm của dòng xe phá mìn này là khả năng hoạt động tự hành không cần người lái phục vụ dọn dẹp bãi mìn trong cự ly đến 800m. Để điều khiển chỉ cần một người với bộ CCTV.

Hệ thống cầu tự hành hạng nặng M104 Wolverine được phát triển trên khung bệ tăng Abrams từ năm 1983, nhưng mãi tới năm 1996 mới đưa vào thử nghiệm và đến 2003 mới trang bị chính thức. Nó có thể thiết lập cây cầu dài 26m chịu tải tối đa 70 tấn.

Ngoài ra còn có các loại xe bọc thép phá mìn M1 ABV được được vào phục vụ năm 2010 trong thành phần thủy quân lục chiến Mỹ. Nó được thiết kế để dọn dẹp bãi mìn, thiết bị nổ tự tạo bố trí trên tuyến đường bộ binh, xe tăng đi qua. "Con quái vật" này nặng 72 tấn, dài 12m, lắp động cơ 1.500 mã lực, trang bị vũ khí hạng nhẹ với đại liên 12,7mm. Tháp pháo vẫn được giữ lại nhưng không có pháo chính, lắp giáp phản ứng nổ xung quanh.

M1 ABV được trang bị liều phá mìn kiểu dây dài M58 MICLIC - kết cấu như đạn rocket mang theo chất nổ C4. Khi bắn, đạn rocket này sẽ kéo theo dây mìn C4 chùm lên khu vực nghi có mìn, phát nổ và đồng thời kích nổ luôn đám mìn. M1 ABV lần đầu được sử dụng vào sáng ngày 3/12/2009 tại tỉnh Helmad, Afghanistan.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang