Vũ khí 'cơn ác mộng' đáng sợ nhất trong Thế chiến 2 khiến đối thủ toát mồ hôi

author 19:30 20/09/2017

(VietQ.vn) - Trong Thế chiến 2 có một loại vũ khí mà chỉ nghe tên thôi đã khiến đối phương nổi da gà bởi sức mạnh ghê gớm của nó. Vũ khí nói đến chính là xe tăng Tiger của Đức.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Xe tăng Tiger lần đầu được người Anh phát minh trong Thế chiến 1, nhưng phát xít Đức mới là lực lượng sử dụng loại vũ khí này hiệu quả, đưa chiến lược chiến tranh từ co cụm phòng thủ sang tấn công chủ động.

Lần đầu xuất hiện vào năm 1942, xe tăng Tiger (Panzerkampfwagen VI) sử dụng nòng pháo 88mm vượt trội hơn hẳn bất kỳ một xe tăng nào khác của phe đồng minh.

Ngoài ra vũ khí quân sự này còn có lớp giáp dày từ 20-120mm, vô hiệu hóa hầu hết các loại vũ khí chống tăng của phe đồng minh ở thời điểm đó. Các xe tăng Tiger này được xếp thành tiểu đoàn xe tăng hạng nặng, tung hoành trên chiến trường nhờ vào sức công phá mạnh mẽ cùng lớp giáp dày đáng kể thay vì khả năng cơ động như các xe tăng khác.

Xe tăng Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Business Insider

Được biết, biến thể VK 4501H Ausf.E của xe tăng Tiger I vào năm 1943, trọng lượng của chiếc xe tăng này đã lên đến con số hơn 60 tấn, dài hơn 6.3m, bề ngang hơn 3.5m và cao đến 3m. Đắp lên trên thân của nó là hệ thống giáp bảo vệ dày từ 25-120mm tùy vị trí đủ khả năng bảo vệ cho kíp chiến đấu gồm 5 người ngồi bên trong. 

Vũ khí chính của Tiger I vẫn là pháo 88mm KwK 36 L/56, nó được trang bị tới 92 viên đạn tăng các loại bao gồm cả đạn xuyên giáp. Hệ thống vũ khí trên Tiger còn có hai súng máy 7.92mm MG 34 cùng hơn 4.500 viên đạn.

Ưu thế của cỗ máy nặng hơn 60 tấn này là động cơ Maybach HL230 P45 V-12 có công suất 690 mã lực được đánh giá có độ tin cậy cao. Do giới hạn về trọng lượng phạm vi chiến đấu của Tiger I chỉ tầm hơn 190km với địa hình thông thường với tốc độ di chuyển tối đa cao nhất là 45km/h. 

Vũ khí ‘nắm đấm thép’ của Triều Tiên hủy diệt kinh hoàng khiến đối thủ lo 'nơm nớp'(VietQ.vn) - Pháo tự hành M1978 Koksan được coi là vũ khí quân sự mạnh nhất của Triều Tiên có khả năng bắn cực xa khiến đối thủ chết khiếp.

Tên tuổi của xe tăng Tiger không chỉ đến từ thiết kế của nó mà còn từ các kíp chiến đấu ACE của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cùng với Tiger các kíp chiến đấu này là cơn ác mộng trên chiến trường đối với quân Đồng Minh trong suốt giai đoạn từ năm 1943 đến tận cuối cuộc chiến.

Tuy nhiên, càng về cuối cuộc chiến, xe tăng hạng nặng Tiger càng trở nên đuối sức trong cuộc đua với lực lượng tăng thiết giáp Đồng Minh, khi Nga và Mỹ không ngừng hoàn thiện những chiếc xe tăng của mình. Như một kết quả tất yếu Tiger nhanh chóng trở nên lỗi thời chỉ sau 3 năm đưa vào trang bị. 

Số phận của Tiger cũng kết thúc như số phận của nước Đức phát xít, khi nó và nhiều loại vũ khí tối tân khác của Hitler không thể giúp Đức dành được chiến thắng trong cuộc chiến vô nghĩa mà chúng tạo nên. Nhưng ở một khía cạnh nào đó Tiger vẫn thể hiện mình là một dấu chấm đậm trong lịch sử phát triển công nghệ xe tăng thế giới trong thế kỷ 20.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang