Xét xử Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm: Diễn biến phiên tòa ngày đầu tiên

authorLan Ninh 06:35 28/02/2017

(VietQ.vn) - Trong ngày đầu tiên xét xử Hà Văn Thắm và 47 đồng phạm, nữ phó tổng giám đốc Oceanbank được tạm đình chỉ vụ án tại tòa.

Tin tức đăng trên báo Dân Trí, sáng ngày 27/2, trong phần làm thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo tại toà, bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương (SN 1975, nguyên phó TGĐ OceanBank) đã không thể có mặt tại tòa vì đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà cho biết, ngày 24/2 vừa qua phía Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin sức khỏe của bị cáo yếu và không thể tham gia phiên tòa. 

Hà Văn Thắm tại phiên tòa xét xử. Ảnh: Người lao động 

Bị cáo Phương bị cơ quan tố tụng truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Báo Người lao động đưa tin, chủ tọa phiên tòa cho biết HĐXX đã triệu tập 109 người liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tòa cũng triệu tập gần 300 người liên quan đến hành vi ký hợp đồng dịch vụ với Công ty CP BSC Việt Nam (thuộc OceanBank). Cùng với đó là một số cán bộ lãnh đạo của Hội sở OceanBank cùng giám đốc, phó giám đốc, nhân viên chi nhánh liên quan. Phiên tòa cũng có hơn 60 luật sư tham gia bào chữa quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo cũng như những người liên quan. Dự kiến có gần 600 đương sự được triệu tập để làm rõ những sai phạm của các bị cáo trong vụ án.

Đó là chưa kể trong vụ án này có 227 người có hành vi tiếp nhận chủ trương chi lãi suất ngoài cho khách hàng gửi tiền từ giám đốc chi nhánh/phòng giao dịch, sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện. Cơ quan CSĐT Bộ Công an và VKSND Tối cao thống nhất không xem xét trách nhiệm hình sự những người này mà yêu cầu xử lý nghiêm về hành chính, liên đới bồi thường một phần thiệt hại. Nếu khởi tố, xử lý hình sự hết 227 người này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống của OceanBank trong giai đoạn tái cơ cấu.

Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất với chất lượng sản phẩm hàng hóa(VietQ.vn) - Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008.

Nhằm làm rõ hành vi vi phạm của các bị cáo, tòa cũng đã triệu tập và di lý Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Thanh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng; đã bị tuyên án 30 năm tù trong vụ án khác) từ TP HCM ra Hà Nội tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cũng theo cáo trạng trên mà VTV đăng tải, trong quá trình hoạt động, tại ngân hàng Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Cáo trạng cũng nêu rõ: Quá trình làm việc, Hà Văn Thắm có nhiều vi phạm khiến ngân hàng này thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến hết tháng 3 năm 2014, Oceanbank lỗ hơn 10.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ là 4.000 tỷ đồng, tức là âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần. Nợ xấu của Oceanbank lên tới gần 15.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 50%  tổng dư nợ toàn hệ thống.

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 20 ngày.

Hoàng Lan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang