Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

(VietQ.vn) - Từ đầu năm đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam do vi phạm quy định dẫn đến việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm.
Thái Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam đứng thứ 2 khu vực châu Á
Hộp nhựa Polypropylene xuất khẩu bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ
Sẽ có quy chuẩn, tiêu chuẩn, thiết kế mẫu xây dựng nhà ở xã hội
Chuyên gia lưu ý khi sử dụng kem dưỡng mắt đúng cách để mang lại hiệu quả
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) lưu ý, thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm liên tục có những thay đổi quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và động thực vật. Điều này đòi hỏi Việt Nam càng phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định chặt chẽ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm như Liên minh châu Âu (EU).

Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU doanh nghiệp cần lưu ý cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, EU đã gửi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thanh long, hạt điều, tôm chế biến, nước giải khát, hạt é khô và thịt ốc bươu. Nguyên nhân là do vi phạm các quy định của EU, dẫn đến việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm.
Theo chuyên gia, các quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm thường xuyên thay đổi, có những quy định đã được sửa đổi bổ sung hơn 100 lần. Vì thế, nếu không nhanh nhạy thích ứng và điều chỉnh kịp thời, hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng.
Trong đó, cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trên sản phẩm xuất khẩu có xu hướng giảm xuống chỉ còn 31,3%, nhưng EU lại gia tăng cảnh báo về phụ gia thực phẩm và thực phẩm mới. Theo đó, tỷ lệ này tăng 12,5% đối với phụ gia thực phẩm và thực phẩm mới tăng tới 25% trong số 16 cảnh báo của EU.
Con số 16 cảnh báo mặc dù chưa có ý nghĩa về thống kê, nhưng đây là một trong những dấu hiệu cần phải quan tâm để doanh nghiệp nắm bắt và kiểm soát tốt các quy định này của EU.
Phương Nam